Theo Reuters, giữa lúc căng thẳng Nga và phương Tây leo thang, các quan chức Mỹ và NATO sẽ chính thức cho hoạt động hệ thống lá chắn tên lửa tại một căn cứ không quân ở Romania, sau nhiều năm liền lên kế hoạch và đầu tư hàng tỉ USD.
“Chúng tôi hiện có năng lực bảo vệ NATO ở châu Âu”, ông Robert Bell, đặc phái viên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại NATO, cho biết.
“Iran đang tăng cường năng lực quân sự và chúng tôi phải đi trước một bước. Hệ thống lá chắn tên lửa này không nhằm vào Nga”, ông Bell nói, đồng thời cho biết thêm hệ thống này sẽ sớm được bàn giao cho NATO.
Hệ thống lá chắn tên lửa này bao gồm các radar, các cảm ứng dò quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo để chặn và tiêu diệt chúng trước khi bay trở lại bầu khí quyển trái đất; cùng với đó là các tên lửa đánh chặn có thể được bắn từ tàu chiến hoặc bệ phóng trên mặt đất.
Các tên lửa đạn đạo khác với tên lửa hành trình bởi chúng có thể rời khỏi bầu khí quyển trái đất và bay xa đến 3.000 km.
Mặc dù Iran và các cường quốc thế giới đã đạt được thỏa thuận về việc hạn chế chương trình hạt nhân tranh cãi của Tehran, nhưng phương Tây tin rằng Iran vẫn tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo.
|
Về phía Nga, Điện Kremlin cho rằng mục tiêu chính của lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu là nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga đủ lâu để Mỹ có thể tiến hành đợt tấn công đầu tiên nếu xảy ra chiến tranh.
Đại sứ Nga tại Đan Mạch năm 2015 từng cảnh báo tàu chiến của Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa hạt nhân Nga, nếu Đan Mạch tham gia lá chắn tên lửa của Mỹ bằng cách lắp đặt radar lên các tàu chiến.
Thổ Nhĩ Kỳ đang vận hành radar của Mỹ và Hà Lan, đã trang bị radar Mỹ cho các tàu chiến. Mỹ cũng điều bốn tàu chiến đến đồn trú ở Tây Ban Nha, trong khi các quốc gia thành viên NATO đóng góp kinh phí trong khuôn khổ lá chắn tên lửa.
Nga phản đối Mỹ đặt lá chắn tên lửa ở Hàn Quốc
Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Alexander Timonin ngày 2.2 phản đối việc Mỹ định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.
“Các khu vực đặt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo có thể là mối đe dọa đối với sự ổn định và tài sản chiến lược của Nga”, Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko phát biểu.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ đổ thừa Moscow không chịu ngồi vào bàn đàm phán với NATO hồi năm 2013, nhằm giải thích rõ lá chắn tên lửa sẽ vận hành như thế nào.
Bình luận (0)