"Nằm vùng" ở những nếp gấp cơ thể
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (giảng viên Đại học Y Dược, TP.HCM): "Bệnh gai đen (Acanthosis Nigricans) được biểu lộ ra bên ngoài bằng những mảng da màu nâu thẫm hoặc nâu xám ở các nếp của cơ thể như nách, cổ, bẹn, khoeo chân, rốn, quanh hậu môn hoặc cơ quan sinh dục... Lúc đầu, da vùng bệnh có thể chỉ đổi màu xam xám, nhìn có vẻ như dính bẩn, sau đó da sẽ đen dần lên, sờ thấy sần sùi, nham nhám vì nổi các u nhú và tăng sừng. Thương tổn gai đen cũng có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng. Gai đen là biểu hiện da thường gặp nhất của béo phì. Người ta chia làm 5 loại bệnh gai đen, việc phân chia này chủ yếu dựa vào nguyên nhân để từ đó có cách khắc phục và cho sự phán đoán về dự hậu".
Càng béo, gai đen càng nhiều
Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương cho biết, bệnh gai đen týp 1 là lành tính có tính chất di truyền - nhóm này không kèm xáo trộn về nội tiết, thường tăng lên trong lúc dậy thì và sẽ thoái lui dần theo thời gian. Týp 2 bệnh gai đen lành tính nhưng đi kèm với những xá
Nếu là bệnh gai đen ác tính, thể trạng người bệnh thường suy kiệt (do tác động của khối u), các gai đen thường đậm màu và tăng sừng hơn các dạng khác, ngoài ra còn có các triệu chứng đi kèm như tăng sừng lòng bàn tay, bàn chân, tổn thương gai đen có trong miệng và có thể có cả mép môi.
Theo bác sĩ Bạch Sương, việc điều trị bệnh gai đen cần kết hợp với trị liệu nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định bôi thuốc nào. Thời gian điều trị tùy vào việc giải quyết bệnh nội khoa đi kèm (nếu có), độ dày và mức độ lan rộng của thương tổn, nói chung phải kéo dài trong nhiều tháng.
Thanh Tùng
Bình luận (0)