|
- Thạc sĩ Võ Xuân Phú, Trưởng ban Quản lý đào tạo ĐH Trường ĐH Trần Đại Nghĩa: Theo quy định tuyển sinh vào khối trường quân đội, chỉ một số trường được phép tuyển thí sinh mắt cận thị hoặc viễn thị dưới 3 độ đi-ốp, gồm: Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Khoa học quân sự, Học viện Quân y, ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội, hệ đào tạo kỹ sư hàng không của Học viện Hàng không không quân. Các trường còn lại (trong đó có Học viện Biên phòng), thí sinh phải có thị lực tốt (tức không bị cận thị hoặc viễn thị) mới được dự thi.
* Em có hộ khẩu thường trú tại xã nằm trong khu vực 1, trong khi đó em lại học ở một trường THPT thuộc huyện không có xã đó. Vậy em sẽ được hưởng ưu tiên của khu vực trường em đang học hay là nơi em có hộ khẩu thường trú? (babylonghair_96@yahoo.com.vn).
- Ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT: Theo quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ, thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Cách tính điểm ưu tiên này sẽ áp dụng cho khu vực ưu tiên 2 và 3.
Nhưng riêng với khu vực 1, theo điểm mới trong quy định ưu tiên khu vực năm nay, việc xét ưu tiên sẽ căn cứ trên cả hộ khẩu thường trú và trường THPT. Thí sinh có hộ khẩu thường trú thuộc xã thuộc khu vực 1 theo quy định nhưng học tập tại trường THPT không thuộc xã này, nhưng trường học vẫn đóng trên địa bàn huyện có xã khó khăn đó, thí sinh sẽ được hưởng ưu tiên khu vực 1 xét theo hộ khẩu thường trú.
Trường hợp của em như trên, dù có hộ khẩu thường trú thuộc xã nằm trong khu vực 1 nhưng học tại trường THPT thuộc huyện không có xã đó, thì điểm ưu tiên khu vực của em được tính theo trường THPT (không tính theo hộ khẩu thường trú).
* Em tốt nghiệp trung học điều dưỡng và đã công tác tại trạm y tế được 5 năm. Em cũng được trạm y tế cho đi học chuyển đổi bằng điều dưỡng sang y sĩ tại Trường CĐ Y Ninh Bình. Vậy với bằng chuyển đổi đó em có đủ điều kiện dự thi liên thông vào ĐH Y không? (Nguyễn Thị Mỹ Phương, Diễn Châu, Nghệ An).
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Theo quy định, thí sinh muốn dự thi liên thông lên trình độ ĐH ngành y đa khoa phải có bằng tốt nghiệp trung cấp y sĩ ít nhất 36 tháng kể từ ngày nhận bằng. Trong khoảng thời gian này, thí sinh phải có ít nhất 12 tháng liên tục cuối cùng công tác chuyên môn đúng ngạch y sĩ và được cơ quan giới thiệu đi học.
Như vậy, vấn đề là em đã hoàn thành việc chuyển đổi bằng cấp khi nào, cũng như chuyển ngạch công tác thời gian nào để đủ số tháng trên trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi vào các trường có tuyển sinh hệ này.
Riêng tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hệ đào tạo liên thông chỉ tuyển thí sinh từ Đà Nẵng trở vào.
Đáp ứng yêu cầu của thí sinh, Báo Thanh Niên mở Hộp thư tư vấn tuyển sinh năm 2014. Khi có bất cứ thắc mắc nào về thông tin tuyển sinh của các trường, quy chế, quy định trong tuyển sinh, lựa chọn ngành nghề… thí sinh có thể gửi câu hỏi đến địa chỉ tuvanmuathi@thanhnien.com.vn. Chúng tôi sẽ chuyển những thắc mắc của thí sinh đến các chuyên gia để có câu trả lời chính xác nhất. Phần trả lời sẽ cập nhật liên tục tại website www.thanhnien.com.vn. |
Hà Ánh
(ghi)
>> Thắc mắc về ngành sư phạm
>> Học đại học hệ đào tạo từ xa khác gì hệ chính quy?
>> Hồ sơ thiếu sót, có được chỉnh sửa?
>> Có thể nộp hồ sơ tại TP.HCM để thi tại Quy Nhơn?
>> Chế biến nông lâm thủy sản có phải ngành mũi nhọn?
>> Tính nhút nhát, thi ngành nào khối y dược?
>> Bác sĩ đa khoa có cần học chuyên khoa?
>> Cao bao nhiêu thì được thi sư phạm?
>> Học ngành tài chính - ngân hàng chỉ làm việc ở các ngân hàng?
>> Con gái có nên học bác sĩ đa khoa?
>> 18 điểm có trúng tuyển ngành luật?
>> Muốn trở thành nhân viên bán hàng học ngành nào?
>> Muốn thi vào ngành đạo diễn, điêu khắc
>> Trúng tuyển có được chuyển ngành?
>> Thích chế tạo robot, thi ngành nào?
Bình luận (0)