Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hàng năm cùng với các hạ tầng giao thông khác như đường bộ, đường thủy…, đường sắt được cấp ngân sách phục vụ cho việc quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng 1.200 tỉ đồng, tuy nhiên, đại diện Đường sắt Việt Nam cho rằng, số tiền trên chưa thấm vào đâu so với nhu cầu quản lý, duy tu, bảo trì khối lượng đường sắt với hơn 3.100 km đường sắt trên cả nước.
Tỉnh Quảng Ngãi đòi nợ Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Đây là khoản tiền mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tạm ứng để xây dựng khu tái định cư phục vụ xây dựng cầu vuợt đường sắt tại Km 982+981 và Km 995+590 nằm trên địa bàn huyện Đức Phổ.
Năm 2015, đường sắt đã nộp trả lại 384 tỉ đồng nguồn phí sử dụng kết cấu hạ tầng vào ngân sách. Đường sắt Việt Nam cũng cho hay, nếu không được cấp kinh phí duy tu, bảo trì thì doanh nghiệp này rất khó đảm đương được việc duy tu khối lượng lớn hệ thống hạ tầng hiện nay.
Trên thực tế, mức nộp trở lại cho ngân sách chỉ xấp xỉ 1/4 và ngân sách vẫn phải cấp bù 3/4 còn lại cho duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng, xuất phát từ năng lực vận tải đường sắt còn hạn chế. Dù được quản lý hơn 3.100 km đường sắt, hơn 6.000 ha quỹ đất hạ tầng đường sắt, nhưng năng lực vận tải đường sắt hiện tại đạt thấp, chỉ khoảng 4,5% tổng lượng vận tải hành khách và khoảng 1,8% tổng lượng vận tải hàng hóa.
Bên cạnh đó, một lý do khiến hiệu quả kinh doanh của đường sắt chưa cao do ngành này phải gánh lỗ khá lớn cho nhiều tuyến tàu địa phương. Cụ thể như tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, dù đã được nâng cấp nhưng hơn 1 năm nay tuyến này hoạt động vẫn kém hiệu quả. Theo số liệu của Trung tâm Kinh doanh vận tải đường sắt Đồng Đăng, trong quý 1.2016, tuyến này thua lỗ khá thê thảm khi cả quý chỉ bán được hơn 640 vé tàu, doanh thu đạt gần 47 triệu đồng, trong khi chi phí để vận hành được một chuyến tàu quay vòng trong ngày cũng đã mất chi phí gần 70 triệu đồng.
Bình luận (0)