Tuy nhiên, với cách làm của riêng mình, BIDV cho thấy những bước đi chắc chắn nhưng khá táo bạo.
Trong khi nhiều ngân hàng đã và đang triển khai ngân hàng số (Digital Banking) dưới dạng “phòng”, “bộ phận”… có quy mô nhỏ thì BIDV thành lập hẳn Trung tâm Ngân hàng số - Digital Banking Center.
Theo ông Trương Hồng Quân, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số BIDV, nếu như số giao dịch từ năm 2013 chỉ 3 triệu, năm 2014 là 6 triệu thì đến năm 2018 vọt lên 82 triệu giao dịch. “Con số này đưa BIDV lên top 2 hoặc 3 trong toàn hệ thống. Bình quân tăng theo cấp số nhân mỗi năm trong 5 năm qua”, ông Quân nói.
Cũng qua thống kê tại BIDV, giao dịch rút tiền mặt ATM tại ngân hàng này đã giảm từ mức 59% xuống còn 47%; giao dịch kênh quầy giảm từ 32% xuống 24% trong khi ebanking tăng từ 9% lên 29%.
Để triển khai đúng hướng chiến lược về ngân hàng số, BIDV đã thay đổi căn bản về định hướng chiến lược khách hàng. Có nghĩa, trước đây, ngân hàng bán dịch vụ mà mình có; còn bây giờ, ngân hàng đứng ở phía khách hàng để thiết kế sản phẩm.
Cụ thể, ngân hàng đưa ra nhiều giải pháp công nghệ trong phát triển các sản phẩm mới và tinh chỉnh, hoàn thiện các sản phẩm hiện có, đầu tư nguồn lực xây dựng, nâng cấp hệ thống. Mới đây, ngân hàng triển khai 20 dịch vụ thanh toán hóa đơn mới trên tất cả các kênh Internet và Mobile; thí điểm dịch vụ chấp nhận thanh toán hiện đại khác như thẻ Visa Pay Wave, QR code, VNPay, Pay+QR...
|
Đặc biệt, BIDV cũng chính thức vận hành SWIFT GPI (Global Payments Innovation - Sáng kiến đổi mới thanh toán toàn cầu của Tổ chức SWIFT). Với hệ thống này, BIDV trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam triển khai cả 3 vai trò của đại lý GPI, bao gồm: chuyển tiền, trung gian và người hưởng). Cùng đó, chỉ số tuân thủ dịch vụ Swift GPI của BIDVcũng đạt từ 98% trở lên, thuộc nhóm đứng đầu trong số 170 ngân hàng nằm trong hệ thống toàn cầu của GPI.
Bình luận (0)