“Khoảng 5 năm trước, qua một người bạn kết nối, tôi đến sử dụng dịch vụ tiêm mỡ nâng vòng 1 tại spa trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Được một năm đầy đặn, sau đó bầu ngực bắt đầu gồ ghề, đau. Cố chịu được 3 năm thì tình trạng ngày càng tệ, đau nhiều hơn, ngực biến dạng, thậm chí nhiều lúc khó thở nên tôi đến bệnh viện khám”, chị Nguyễn Thu H. (35 tuổi, ngụ Hà Nội) cho biết.
|
Sáng 17.1, trong lúc chờ kết quả xét nghiệm, bệnh nhân kể: “Trong lần khám đầu tiên, tôi được bác sĩ cho biết chất mỡ mà spa tư vấn tiêm nâng ngực thực ra là silicon lỏng. Sau khi vào cơ thể, silicon bị vón cục nên phải phẫu thuật nạo vét lấy ra khỏi ngực”.
Tuy nhiên, hai năm sau lần đầu nạo vét silicon, bệnh nhân H. tiếp tục phải đến Bệnh viện K phẫu thuật nạo vét silicon một lần nữa bởi hai bên bầu ngực vẫn bị đau.
“Do silicon đã ăn sâu, nên khi lấy bỏ silicon thì ngực tôi bị teo nhỏ biến dạng, thậm chí bác sĩ đã phải cắt bỏ tuyến sữa do silicon bám chặt gây viêm, tắc”, bệnh nhân H. nói thêm.
“Lần điều trị này, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật tạo hình lại ngực. Việc này theo tôi hiểu là rất phức tạp do bầu ngực đã dúm, biến dạng nặng sau hai lần nạo vét silicon”, bệnh nhân lo ngại.
Silicon lỏng đội lốt mỡ tự thân
tin liên quan
Làm đẹp bằng tiêm filler, nữ sinh viên bị hoại tử vùng mũiBác sĩ Trần Sinh Lục (chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y Hà Nội), người trực tiếp phẫu thuật khắc phục tai biến sau tiêm silicon cho bệnh nhân H., cho biết hiện tại không có mỡ nhân tạo được cấp phép an toàn dùng trong thẩm mỹ.
“Ngay cả với kỹ thuật lấy mỡ tự thân phải là hút mỡ của chính người đó. Mỡ sau khi được lấy ra, lọc lấy thành phần cần thiết rồi mới tiêm lại vào cơ thể. Làm đẹp bằng mỡ tự thân đòi hỏi có trang thiết bị, điều kiện vô khuẩn nghiêm ngặt, kỹ thuật lấy và tiêm phải đảm bảo an toàn, nếu thao tác không đúng có thể gây tắc mạch máu”, bác sĩ Lục lưu ý.
tin liên quan
Gọt hàm xong thì... đi cấp cứu: Bệnh nhân đã tử vong“Sau khi có nhiều thông tin về tai biến do tiêm silicon, nhiều khách hàng đã bị các cơ sở không được cấp phép về can thiệp, phẫu thuật thẩm mỹ tư vấn tiêm, bơm “mỡ” khiến khách hàng lầm tưởng đó là vật liệu an toàn. Việc sử dụng silicon lỏng vốn đã bị cấm sử dụng để tiêm vào cơ thể với mục đích làm đẹp là vô nhân đạo”, bác sĩ Lục nhấn mạnh.
Bác sĩ Lục cho hay silicon lỏng này khi tiêm để nâng ngực sẽ thâm nhiễm bám vào các mô, cơ ngực. Chúng vón thành những hạt nhỏ li ti bám chặt khiến các mô cứng chắc lại.
Chất này cũng gây viêm, sưng tấy, tạo thành các ổ hoại tử. Khi phẫu thuật lấy silicon thì cũng khiến cho bầu ngực teo nhỏ do bị lấy mất mô, cơ; ngực cũng bị biến dạng do các tổ chức xơ, sẹo co kéo.
“Với bệnh nhân H., chúng tôi sẽ phẫu thuật đặt túi ngực, tạo hình lại cả hai bên. Cùng với đó sẽ lấy mỡ tự thân của bệnh nhân, sau khi xử lý sẽ tiêm trở lại vào những vùng ngực bị hổng. Quá trình phẫu thuật phải được thực hiện tại bệnh viện để đảm bảo các điều kiện an toàn”, bác sĩ Lục cho biết.
Silicon ở mặt hầu như không thể lấy ra được
Trong vòng 1 tháng qua chúng tôi đã tiếp nhận 3 trường hợp bị biến chứng do tiêm silicon lỏng mà có bệnh nhân lầm tưởng là tiêm “mỡ”. Đáng lo ngại, không chỉ tiêm để nâng mông, nâng ngực, có trường hợp còn tiêm vào vùng mặt. Silicon ở mặt hầu như không thể lấy ra được do vùng đó rất ít cơ. Chất này thâm nhiễm gây viêm, chảy mủ, chảy dịch, phá nát mô vùng mặt; thậm chí nếu tiêm không đúng có thể gây đứt dây thần kinh, liệt mặt…
Bác sĩ Trần Sinh Lục
|
Bình luận (0)