Trong số các hiện vật được phát hiện, nổi bật nhất là chóp tháp (ảnh -bằng đá, cao 1,8m, gồm 3 phần: chóp, diềm trang trí cánh hoa sen và đế tháp hình vuông - biểu trưng của linh vật Linga-Yoni tồn tại trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm). Hiện chóp tháp này đã được chuyển về trụ sở UBND xã Phước Hiệp quản giữ.
Cũng theo tiến sĩ Đinh Bá Hòa, trong một tài liệu do người Pháp công bố vào những năm 30 của thế kỷ trước đã nhắc đến ngôi tháp Chăm ở khu vực này, có tên là Xuân Mỹ. Cách đây 20 năm, đợt khảo sát hệ thống tháp Chăm cổ trên đất Bình Định đã không phát hiện ra ngôi tháp này. Nguyên nhân có thể do thiên tai làm toàn bộ ngôi tháp lún sụp vào lòng đất.
Theo dòng lịch sử, xưa kia Bình Định từng là kinh đô của người Chăm (từ thế kỷ 11 - 15). Hệ thống kiến trúc tiêu biểu do người Chăm tạo dựng trên vùng đất này, ngoài các tòa thành cổ Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì còn có 14 tháp Chăm (đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn) được xây trên đồi cao, tập trung tại 8 địa danh: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lộc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông.
Đình Phú
Bình luận (0)