Theo ông Dũng, trong thời gian qua, Bisuco (ở xã Tây Giang, H.Tây Sơn, Bình Định) liên tục gửi văn bản kiến nghị UBND tỉnh cho phép nhà máy đường của công ty được hoạt động trở lại nhằm giải quyết nợ và thu mua mía cho nông dân. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Định không chấp nhận.
"Quan điểm của lãnh đạo tỉnh Bình Định là không đánh đổi môi trường vì bất kỳ lý do nào. Bisuco cố ý vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, để nhà máy xả chất thải thẳng ra sông Côn. Dù các ngành chức năng nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở và UBND tỉnh Bình Định cũng liên tục đình chỉ hoạt động sản xuất của nhà máy để khắc phục các yếu tố về bảo vệ môi trường nhưng công ty vẫn chưa thực hiện dứt điểm. UBND tỉnh Bình Định cũng đã thành lập tổ công tác để vận động Nhà máy đường An Khê ở Gia Lai thu mua mía của nông dân trên địa bàn tỉnh”, ông Dũng nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòe, Giám đốc Nhà máy đường An Khê, cho biết đơn vị này đang triển khai kế hoạch thu mua mía nguyên liệu tại Bình Định với sản lượng tối thiểu 50.000 tấn để ép trong niên vụ 2017 - 2018.
Trước đó, bước vào vụ ép mía 2017 - 2018, nhà máy của Bisuco liên tục bị UBND tỉnh tạm dừng hoạt động vì không đảm bảo các yếu tố bảo vệ môi trường. Tình trạng này khiến nhiều nông dân trồng mía ở H.Tây Sơn như đang “ngồi trên đống lửa” vì mía đến thời điểm thu hoạch đang chết khô trên ruộng.
Bình luận (0)