Kết quả này thấy được trên các thí sinh khối C, là khối có yêu cầu cao về môn lịch sử. Vậy thì các học sinh còn lại thi vào các khối không có yêu cầu về môn lịch sử thì trình độ lịch sử của các em còn tệ hại đến mức nào.
Đây là thất bại nghiêm trọng và không thể nào chối cãi của ngành giáo dục.
Những người có trách nhiệm của ngành giáo dục phải đặt ngay các câu hỏi như: Ta đã dạy sử như thế nào? Chương trình lịch sử phổ thông ra sao? Sách giáo khoa có vấn đề gì? Và câu hỏi này phải đặt ra từ lâu kia vì thực tế ai cũng biết rằng hằng chục năm qua kiến thức lịch sử của học sinh phổ thông rất yếu kém, việc dạy và học môn sử ở phổ thông là có vấn đề.
Đặt ra các câu hỏi đó để tìm cách giải đáp hầu cứu vãn ngay tình hình chứ không thể cho đó là chuyện bình thường như ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói.
Qua các ý kiến của các nhà chuyên môn, các giáo viên trực tiếp giảng dạy, các học sinh... được đăng tải trên các diễn đàn và trên các phương tiện truyền thông thì những nguyên nhân chính đưa đến tình trạng tệ hại này là: Chương trình sử quá nặng, thiên về các số liệu khô khan, tập trung vào sử hiện đại quá nhiều, lẫn lộn môn chính trị vào lịch sử, thời lượng môn sử quá ít, giáo viên dạy sử cũng thiếu hứng thú...
Những nguyên nhân đó liệu có khắc phục được không?
Thiết tưởng rằng đó không phải là chuyện đội đá vá trời để đến nỗi hàng chục năm qua không sửa đổi được.
Thế cái gì gây ra trở lực làm chuyện sửa đổi đó không thực hiện được? Nhiều ý kiến cho rằng đó là do tư duy của những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục. Tư duy ấy như thế nào thì qua phát biểu của ông bộ trưởng Phạm Vũ Luận ắt mọi người cũng phần nào hiểu rõ.
Huỳnh Ngọc Chênh
Bình luận (0)