Bộ Ngoại giao Mỹ: Chính quyền Myanmar không 'diệt chủng' người Rohingya

22/03/2016 17:00 GMT+7

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21.3 cho biết Mỹ quan ngại về tình hình bức hại người Hồi giáo Rohingya của chính quyền Myanmar, nhưng vụ việc chưa đến mức là hành vi diệt chủng như các cáo buộc gửi cho Quốc hội Mỹ, theo Reuters.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21.3 cho biết Mỹ quan ngại về tình hình bức hại người Hồi giáo Rohingya của chính quyền Myanmar, nhưng vụ việc chưa đến mức là hành vi diệt chủng như các cáo buộc gửi cho Quốc hội Mỹ, theo Reuters.

Người Rohingya ở bang Rakhine, Myanmar đang hứng nước mưa để uống - Ảnh: AFPNgười Rohingya ở bang Rakhine, Myanmar đang hứng nước mưa để uống - Ảnh: AFP
“Trong khi không nghi ngờ gì về việc người Rohingya vẫn đang tiếp tục đối mặt với sự bức hại, chúng tôi cho rằng sự bức hại này chưa ở mức độ diệt chủng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby ngày 21.3 nói với các nhà báo. Dù vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ “quan ngại sâu sắc” đối với tình trạng lạm quyền chống lại người Rohingya.
Quốc hội Mỹ hồi năm 2015 đã yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry cho nghiên cứu và báo cáo quốc hội về tình hình người Rohingya.
Hàng chục ngàn người Hồi giáo Rohingya đã trốn chạy khỏi sự nghèo đói và bức hại của chính quyền địa phương ở miền tây Myanmar kể từ khi xảy ra những cuộc xung đột tôn giáo hồi năm 2012, làm ít 200 người thiệt mạng. Cuộc khủng hoảng người Rohingya được nhắc đến trong năm 2015 với những cuộc di cư lớn trên biển khiến nhiều người mất mạng.
Nhiều tổ chức quan ngại cuộc khủng hoảng Rohingya là hậu quả của chiến dịch diệt chủng của chính quyền Myanmar. Họ kêu gọi tiến hành điều tra quốc tế để xem liệu có những cuộc sát hại tập thể đối với nhóm người này hay không.
Liên Hiệp Quốc và EU hôm 21.3 cho biết họ hy vọng tình hình người Rohingya sẽ được cải thiện sau khi chính phủ mới điều hành Myanmar, dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 4.2016. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng bà Suu Kyi cũng như đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà ít đề cập đến vấn đề của người Rohingya vì sợ làm phật lòng người Myanmar - phần lớn theo Phật giáo.
Chưa thấy chính phủ Myanmar bình luận về báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.