Thông tin của Cục Tuyên huấn cho biết lúc 11 giờ 16 ngày 26.7, máy bay Su-22U, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện đến 11 giờ 35 cùng ngày thì bị mất liên lạc. Thông tin ban đầu, máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, H.Nghĩa Đàn, Nghệ An.
[VIDEO] Nỗ lực tìm kiếm máy bay SU-22 bị rơi cùng 2 phi công
|
tin liên quan
Cường kích Su-22 gặp tai nạn trên vùng trời Nghệ An: Hai phi công hy sinhHai phi công bay huấn luyện hy sinh là trung tá Khuất Mạnh Trí (40 tuổi, quê quán TX.Sơn Tây, Hà Nội), Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng và thượng tá Phạm Giang Nam (46 tuổi, quê quán Thái Bình), Chủ nhiệm bay Trung đoàn 921.
Sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
Nhiều đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng đã di chuyển tới hiện trường chiếc máy bay gặp nạn. Bộ Quốc phòng giao cho Cục Tác chiến và Quân chủng PKKQ trực tiếp xử lý vụ việc.
Thông tin từ Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), đoàn công tác do thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn, đang trên đường vào hiện trường vụ rơi máy bay.
Su-22 gặp nạn là máy bay chiến đấu của Trung đoàn không quân Sao Đỏ
Trung đoàn 921 còn gọi là trung đoàn không quân Sao Đỏ, đóng quân tại xã Quang Tiến (Sóc Sơn, TP.Hà Nội) hiện đang sử dụng máy bay Su-22. Đây là loại máy bay do Liên Xô (cũ) sản xuất, được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230 m/s.
Về mặt hỏa lực, máy bay cường kích Su-22 được thiết kế với với 2 pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh mang 2 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).
Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22 có thể mang được bom, rocket. Riêng biến thể Su-22M4 mang được cả vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23; tên lửa đối đất/chống radar Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28; tên lửa đối đất/đối hải Kh-29 và bom có điều khiển bằng lade, quang học. Su-22M4 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
Ngoài ra, máy bay Su-22 được thừa hưởng những tính năng cải tiến trên dòng Su-17 như hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE (Sirena) và được bổ sung các khe nạp không khí (gồm cả hệ thống nạp không khí ở cánh máy bay) để tăng khả năng làm mát động cơ. Nhiều máy bay Su-22 còn được trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến và vũ khí chống radar BA-58 Vjuga.
Su-22 hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nó được biên chế cho cả 3 sư đoàn không quân 370, 371 và 372 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển. Hầu hết các máy bay Su-22 đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 và một phần được mua từ các nước Đông Âu sau năm 1990.
|
Bình luận (0)