Theo Russia Today, tỉ phú đầu tư kiêm nhà đàm phán thương mại hàng đầu trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa cáo buộc các đối tác thương mại của Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ trong bài phỏng vấn với tờ The Financial Times.
“Câu trả lời rất đơn giản: Chúng ta là nước bảo hộ ít nhất trong tất cả các lĩnh vực chính. Chúng ta ít bảo hộ hơn nhiều so với châu Âu. Chúng ta ít bảo hộ hơn nhiều so với Nhật Bản. Chúng ta ít bảo hộ hơn nhiều so với Trung Quốc. Chúng ta cũng có thâm hụt thương mại với cả ba khu vực trên. Họ nói về thương mại tự do, những điều họ làm thực tế là bảo hộ. Và mỗi khi chúng ta làm bất cứ điều gì để bảo vệ mình, họ gọi đó là hành vi bảo hộ. Thật nhảm nhí”, ông Ross cho biết.
Tuần trước, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện tăng nhưng “chủ nghĩa bảo hộ rõ ràng là một mối đe dọa”. Bà Lagarde không chỉ cụ thể ra nước nào. Theo ông Ross, Giám đốc IMF và những người khác đang cố gắng bảo vệ hệ thống cho phép các nước khác hưởng lợi trên thặng dư thương mại với Mỹ.
“Chúng tôi thích nó như thế. Chúng tôi không muốn bạn phá vỡ nó. Đó là những gì họ thực sự nói khi nhận định như thế. Đó là điểm mấu chốt, nhưng nó sẽ chẳng diễn ra. Tổng thống Mỹ không còn sức chịu đựng đối với việc tiếp tục chịu thâm hụt thương mại và chứng kiến thặng dư chảy về phần còn lại của thế giới”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói thêm. Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ nhờ lời hứa hạ thâm hụt thương mại, tạo việc làm và đưa sản xuất về lại Mỹ.
tin liên quan
Đức, Nhật bắt tay đối phó chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Donald TrumpThủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kêu gọi nỗ lực bảo vệ tự do thương mại, mở rộng danh sách các nền kinh tế lớn hiện cùng chống chủ nghĩa bảo hộ ngày càng lên cao ở Mỹ.
Bình luận (0)