Nghị định số 83/2024/NĐ-CP ngày 10.7.2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1.9.2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ; Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 1.2.2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 5.6.2019 của Chính phủ và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7.10.2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong đó, về số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuộc cục thuộc bộ, theo quy định hiện hành tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP, cụ thể: chi cục có từ 1 đến 3 phòng được bố trí 1 cấp phó, có từ 4 phòng trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó. Chi cục không có phòng được bố trí không quá 2 cấp phó.
Ngoài các nội dung trên, Nghị định số 83/2024/NĐ-CP bổ sung quy định: bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định hoặc phân cấp quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục, bảo đảm bình quân không quá 3 người trên một chi cục khi chi cục đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính 24/24 giờ trong ngày theo quy định của pháp luật, phải bố trí công chức (trong đó có lãnh đạo chi cục) làm việc 3 ca/ngày và được giao từ 60 biên chế công chức trở lên; được giao quản lý theo khu vực liên tỉnh, liên huyện và có từ 9 phòng hoặc tổ chức tương đương trở lên thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục theo quy định của pháp luật.
Về số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị trong cơ quan thuộc Chính phủ, theo Nghị định số 10/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thuộc Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ gồm: ban, văn phòng, tổ chức sự nghiệp trực thuộc (nếu có).
Về số lượng cấp phó của các tổ chức, đơn vị trên, theo quy định mới tại Nghị định số 83/2024/NĐ-CP thì ban và văn phòng có từ 15 - 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 2 cấp phó; ban, văn phòng có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức thì thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định số lượng cấp phó của từng đơn vị, bảo đảm bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.
Số lượng cấp phó của bệnh viện và các đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định số 83/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7.10.2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.
Đối với bệnh viện hạng 1 trở lên; đơn vị sự nghiệp y tế làm nhiệm vụ kiểm soát và phòng chống bệnh tật tuyến tỉnh hạng 1 trở lên...
Nghị định số 83/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1.9.2024.
Theo Bộ Y tế, hiện có các đơn vị y tế có nhiều hơn 3 cấp phó, trong đó có lý do vừa qua ngành y tế thực hiện sáp nhập một số đơn vị, trung tâm. Sau sáp nhập, có thời điểm, một số đơn vị có 4 - 5 cấp phó.
"Ngoài ra, vừa qua ngành y tế được áp dụng số lượng tổng về cấp phó cho các đơn vị. Do đó, có nơi nhiều hơn 3 cấp phó, có nơi ít hơn, nhưng tổng cấp phó tại các đơn vị là phù hợp với quy định. Với Nghị định 83/2024/NĐ-CP mới ban hành, Bộ Y tế sẽ rà soát lại để triển khai đúng quy định", một lãnh đạo cấp vụ về công tác tổ chức - cán bộ của Bộ Y tế giải thích.
Xếp hạng đơn vị y tế sự nghiệp
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 06/2024/TT-BYT quy định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024.
Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xếp theo 4 hạng: hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2 và hạng 3.
Các cơ sở y tế dự phòng; các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định và trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc T.Ư xếp theo 4 hạng: hạng 1, hạng 2, hạng 3, hạng 4.
Bình luận (0)