Thief: Deadly Shadows - Vén màn bí mật

22/12/2004 11:07 GMT+7

Thief: Deadly Shadows (TDS) được xây dựng trong bối cảnh xa xưa với nhiều chủng tộc Pagan, Hammerites hay Keeper... Đây là phần thứ ba tiếp theo của series Thief đã được phát hành. Xuất phát từ cuộc đời của chú bé mồ côi Garrett được các Keeper nuôi dạy, một âm mưu bí mật chỉ có thể bị phá vỡ nhờ tài năng "đạo chích" của chàng trai trẻ mang biệt danh Vua trộm.

Một tên trộm tài ba và phong cách chơi không bạo lực.

Kỹ năng cao nhất mà người chơi có thể tiếp thu nhiều nhất chính là kỹ năng... trộm! Hiển nhiên thôi, vì các yêu cầu của game đơn giản chỉ là ăn trộm các vật dụng chứ hoàn toàn không yêu cầu hạ sát một nhân vật nào, điều mà các game hành động hiện nay rất ít thể hiện. Người chơi có thể lấy các vật đắt tiền như chiếc cốc vàng, vòng chuỗi hạt... hay những túi tiền của lính gác trong khả năng của mình. Tùy vào cách chơi của mỗi người mà có thể xem TDS là Action thuần túy hoặc stealth-action. Với kiểu Action thuần túy, người chơi có thể tận dụng các loại vũ khí để hạ lính gác còn với kiểu stealth-action thì người chơi phải cố gắng hạn chế tối đa mức sát thương theo đúng nghĩa "trộm", dễ dàng nhận ra tính năng của các loại vũ khí được trang bị không hề dành chỗ cho "cướp". Hoàn tất TDS mà không phải diệt bất kỳ 1 người/1 quái vật là điều hoàn toàn thực hiện được, kể cả việc "khử" các zombie bằng Holy Water, làm tính bạo lực trong game hầu như không có so với cách chơi Action thuần túy. Chơi theo kiểu Action thuần túy thì cũng chẳng hấp dẫn mấy, nhưng với stealth-action thì có lẽ người chơi sẽ có cảm nhận khác ngay khi lúc nào cũng lo bị bắt gặp, có lẽ đây là điểm thu hút người chơi nhiều nhất nhờ vào phong cách "trộm" nhẹ nhàng nhưng đầy hiệu quả. Về sau, người chơi được trang bị thêm găng tay với giá mua 2000g (gold), tăng cường "kỹ năng lén lút" với những pha trèo tường cao chót vót đầy ngoạn mục!

m thanh “đỉnh hơn” đồ họa rất nhiều.

Đồ họa của game chỉ vào mức trung bình, ngoại trừ các cảnh video được làm rất đẹp. Ngoài ra nếu hay dùng thuật ép người vào tường, người chơi sẽ phát hiện được "hiện tượng dính tường" là nhân vật sẽ di chuyển rất chậm khi đụng phải tường hay vật gì lớn (như các thùng gỗ) trong khi diễn biến bên ngoài lại bình thường. Các nhân vật trong game được tạo hình hơi thô cứng, dáng đi không tự nhiên nhưng các chuyển động cơ thể thì có thể chuyển từ góc nhìn người thứ nhất sang góc nhìn người thứ ba rất nhanh nhờ một phím được quy định sẵn, thích hợp với từng trường hợp, điều này không ảnh hưởng gì đến gameplay, mà nó có tác dụng giúp người chơi thay đổi tầm nhìn là chủ yếu, nhờ đó xử lý các tình huống trong game linh hoạt hơn. Ngược lại với đồ họa thì âm thanh rất "đỉnh" vì ngoài việc nghe rõ các tiếng chân, khả năng thính giác của nhân vật được xây dựng khá tốt: chỉ cần nghe giọng nói của lính canh là người chơi đủ biết mình lâm vào hoàn cảnh nào. Thế giới trong DD là thế giới của âm thanh. Đúng như vậy, người chơi phải tận dụng hết khả năng nghe ngóng của mình để thích ức với trò chơi từ tiếng bước chân, tiếng thì thầm trao đổi... đến tiếng đánh nhau rất chính xác và có hiệu quả nhưng điều cần thiết khi chơi là hạn chế tối đa âm thanh phát ra từ chính bạn. m thanh từ các nhân vật khác tuy có thể không trùng lắp với cách nhắp môi nhưng lại cực kỳ chính xác cùng với hành động. Chỉ cần 95% "nghe" và 5% "nhìn" là người chơi có khả năng làm tất tật mọi việc. Mới đây, TDS đã được nhận giải “Game có âm thanh hay nhất”, một danh hiệu rất xứng đáng.

Ánh sáng được xem là sự bất lợi đối với nhân vật Garrett, việc tắt chúng tuy quan trọng nhưng không bắt buộc phải thực hiện vì người chơi có thể tận dụng địa thế trong game như các góc tường, nơi khuất ánh sáng để làm chỗ ẩn nấp, nếu để ý, các nhiệm vụ mà bạn thực hiện đều ở trong bóng đêm, khoảng thời gian mà các tay trộm hay xuất hiện, bóng tối được nhấn mạnh trong game khi người chơi được trang bị một loại vũ khí đặc biệt để tắt ánh sáng phát ra từ các ngọn đuốc hay đống lửa. Càng ít sử dụng Water Arrow để tắt đèn đuốc, lính canh càng ít nghi ngờ (AI yếu ở chỗ chúng chỉ dừng lại ở mức độ "nghi ngờ" chứ không có động tác nào khác), tiết kiệm khá nhiều tiền cho việc mua Water Arrow và làm tăng tính hấp dẫn. Bên cạnh đó các loại đèn được bao bọc kín thì không thể làm gì được, cũng như ánh sáng lân tinh của chủng tộc Pagan thì vô phương tắt! Trong TDS có một lỗi rất buồn cười là khi người chơi bị lính canh phát hiện mà có thể chui vào 1 khe nhỏ ở đâu đó, lính canh (cầm kiếm) chỉ đứng ở bên ngoài và la lối thách thức bạn ra chiến với chúng vì chúng không biết chui và không thèm đâm vào, đại loại với câu "Ah hah! You were found ...". Trừ khi người chơi tiêu diệt chúng, chúng sẽ không bỏ đi do đó khi chơi "lén lút" thì bắt buộc phải load save.

Cách sử dụng bản đồ góp phần quyết định hành động.

Khi hoàn tất game thì trong tay người chơi có không dưới chục tấm bản đồ, mỗi bản đồ thể hiện địa thế của một khu vực và trên bản đồ có ghi tên một số vị trí quan trọng, để xác định mình đang ở đâu thì người chơi phải biết mình đang ở khu vực nào và tìm xem gần đấy có "bảng hiệu" nào giống như trên bản đồ hay không. Khi làm nhiệm vụ đặc biệt (gồm một màn chơi riêng) thì có bản đồ riêng của nó không thể nhầm lẫn được vì chỉ cần xem tựa đề của bảng tóm tắt nhiệm vụ là người chơi thấy ngay, còn khi "dạo chơi" thì hãy đến các cổng giữa các vùng, lúc vượt qua cổng thì sẽ hiện thông báo cho người chơi biết khu vực sắp vào tên là gì, chỉ cần vào rồi quay lại là biết mình đang ở đâu ngay. Bản đồ tĩnh rất phù hợp với game vì bối cảnh xây dựng như thế thì làm gì có hệ thống định vị để làm bản đồ động, bên cạnh đó nó sẽ rất gần gũi với những người chơi thích tự tìm đường. Trừ khi người chơi nhận nhiệm vụ lọt vào một khu vực bị giới hạn, còn lại thì TDS không giới hạn những nơi mà có thể đến, ngoại trừ các khu vực hiện tại bị “khóa” do bạn chưa làm hoặc chưa hoàn tất nhiệm vụ “mở đường”.

Lời kết.

Có thể TDS không dành cho những người chơi thích hành động mà nghiêng về hướng phiêu lưu tìm đường nhiều hơn nhưng đây là một game rất xuất sắc trong cách xây dựng lối chơi stealth-action. Với cảnh phim kết thúc game, Garrett bắt gặp lại hình ảnh quen thuộc của chính mình của những năm còn lưu lạc qua đứa trẻ móc túi có khả năng trở thành một Keeper, một dấu hiệu báo rằng series Thief đã đến hồi chấm dứt, cũng là một chút tiếc nuối cho các fan hâm mộ.

Cấu hình tối thiểu:

O/S: Windows 2000/XP (quyền Administrator)
CPU: P4 1,5Ghz
RAM: 256MB
AGP card: 64MB
HDD trống 3GB
Thể loại: Hành động
Phát hành: Eidos - Ion Storm

Hoàng Kim Hoàn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.