Hết một nửa trong số các kỷ lục trên thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo 92 tuổi là Nhạc sư cao tuổi nhất dạy âm nhạc dân tộc trực tuyến cho học trò qua Internet, từng vang danh “đệ nhất danh cầm” từ những năm đầu của thập niên 1950 và thường được giới hoạt động nghệ thuật trong cũng như ngoài nước nhắc đến một cách trân trọng. Đến nay dầu tuổi đã cao, song nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn tiếp tục dạy học bằng nhiều thứ tiếng qua internet. Ông hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá những bài trả lời và khả năng tiếp thu của học trò mình bằng e-mail, bằng webcam, không chỉ ở VN mà ở nhiều nơi khác trên thế giới như Canada, Mỹ, Pháp…
Kỷ lục gia khác gây ấn tượng sâu đậm trong cuộc hội ngộ là Người thể hiện tiết tấu – âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng: TS Trần Quang Hải. Ông sinh năm 1944 tại Thủ Đức, TP.HCM, tốt nghiệp trường Quốc gia m nhạc Sài Gòn từ năm 1961, sang Pháp du học tại Đại học Sorbonne, đỗ tiến sĩ dân tộc nhạc học và hiện là chuyên gia về âm nhạc Á châu của thế giới. Là giáo sư nhạc học, đồng thời cũng là một nghệ sĩ tài hoa, ông đã đi biểu diễn ở hơn 70 quốc gia và được xem là “vua muỗng” do nghệ thuật gõ muỗng độc đáo. Ông xuất hiện tại cuộc hội ngộ với màn đánh muỗng điêu luyện, đánh lên đùi, lên miệng, lên cánh tay theo nhiều cách gõ khác nhau, tạo nên các điệu nhạc đa dạng, lôi cuốn.
Được hỏi về ước vọng, kỷ lục gia TS Trần Quang Hải tươi cười nói: “Tôi muốn trình diễn 5.000 buổi nhạc Việt trong cuộc đời nhạc sĩ của mình và tham gia 100 đại nhạc hội quốc tế”. Ông đã sáng tác 300 ca khúc lời Việt – Pháp và Anh, viết 100 nhạc phẩm cho đàn tranh, đàn độc huyền, muỗng, đàn môi, soạn 3 bài nhạc điện thanh (musique électro-acoustique), biên soạn nhiều tác phẩm từ nghiên cứu âm nhạc và đã thực hiện 15 đĩa hát, trình diễn dân ca và nhạc Việt tại Pháp, Bỉ, Đức, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ…
|
Về nhiếp ảnh hiện đại, kỷ lục gia Dương Vi Khoa (cùng cộng sự Nguyễn Huy Trung Dũng) là tác giả Ảnh kỹ thuật số có độ phân giải lớn nhất, đã chụp 2 tiếng đồng hồ liên tiếp 1.000 bức ảnh 16 megapixel bằng máy ảnh và ống kính Canon chuyên dụng từ một vị trí trên đỉnh tòa nhà BIDV 25 tầng ở Hà Nội. Ảnh ghi lại toàn cảnh hồ Gươm, khu phố cổ và một phần thủ đô ở góc nhìn rất rộng và rõ đến từng chi tiết. Khi phóng to người xem có thể thấy được cả biển số xe trên đường. Về bề rộng, ảnh sẽ có diện tích khoảng hơn 770m2 nếu in ở độ phân giải 72 dpi.
|
Về nghệ thuật tạo hình, danh hiệu Nghệ nhân làm tranh bằng chất liệu lá thốt nốt nhiều nhất thuộc về ông Võ Văn Tạng (tỉnh An Giang), vào nghề cách đây hơn 10 năm, đến nay đã hoàn thành hơn 10.000 bức tranh từ chất liệu lá thốt nốt, đề tài phong cảnh làng quê VN với các loài vật thân thuộc và đề tài chân dung lãnh tụ chiếm số lượng nhiều nhất.
|
Danh hiệu Sập gỗ khảm ốc xà cừ kỹ thuật – mỹ thuật tinh xảo nhất thuộc về hai chiếc sập tạo hình mỹ thuật chủ đề Tam đại đồng đường và Bách điểu chầu hoàng do các nghệ nhân làm nghề khảm xà cừ ở Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội thực hiện và do ông Trần Quang Khải ở thị trấn Phú Minh (Hà Nội) sở hữu. Danh hiệu Người phát hành tranh chữ thư pháp vẽ tay nhiều nhất thuộc về nhà thư pháp Lưu Thanh Hải với hơn 150.000 sản phẩm có mặt trên 100 nhà sách lớn và siêu thị toàn quốc trong 10 năm qua. Tất cả tranh thư pháp của Lưu Thanh Hải đều được viết và vẽ thủ công trực tiếp trên nhiều chất liệu như gỗ, mành tre, đá cuội, đá đen…
Năm mới, tiến đến chào mừng 1.000 kỷ lục VN Hành trình tìm kiếm, thẩm định và xác lập kỷ lục đã được Trung tâm sách Kỷ lục VN - Vietkings khởi động từ hơn 6 năm qua, bắt đầu vào tháng 8.2004. Chưa đầy nửa năm sau, chương trình Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức đầu năm 2005 tại Khu văn hóa du lịch Suối Tiên – TP. HCM với 56 kỷ lục gia tham dự. Đến nay (cuối tháng 12.2010), con số xác lập đã lên đến 960 kỷ lục trên mọi lĩnh vực. Hiện Vietkings đang tiếp tục thẩm định và xác lập thêm các kỷ lục khác để tiến đến chào mừng 1.000 kỷ lục VN trong năm mới 2011. |
|
Một số kỷ lục khác: Bức tranh ghép ngôi sao giấy lớn nhất do 41 sinh viên tình nguyện đến từ nhiều khoa của trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, họ dùng giấy màu và các tờ giấy khổ A4 cũ đã bỏ đi, để xếp thành 35.000 ngôi sao nhỏ, rồi xếp số ngôi sao trên thành một bức tranh với hình ảnh con người đang đưa tay nâng quả địa cầu và dòng chữ Vì một hành tinh xanh. Bức tranh dài 5m, rộng 3,58m thực hiện trong 16 ngày.
Ngoài các kỷ lục trên còn có: Quyển thư pháp “Bổn môn Pháp Hoa kinh” có kích cỡ lớn nhất (của kỷ lục gia Minh Hạnh) dày 72 trang, kích cỡ 60 cm x 110 cm, viết bằng mực tàu trên giấy xuyến chỉ - Những chiếc đàn guitar nhỏ nhất (của kỷ lục gia trẻ tuổi: em Vũ Danh Sơn, 14 tuổi) với một đàn guitar thùng có bề ngang chỉ 2,6 cm – dài 6,7 cm, một đàn guitar khác có bề ngang 2,7 cm, dài 6,8 cm. Bức tranh đá quý “Hạ Long xanh” trên vải toil nguyên khổ lớn nhất (của kỷ lục gia Nguyễn Quang Hùng) kích thước 3,95m x 2m…
Giao Hưởng
Bình luận (0)