* Thưa anh, mục tiêu phát sóng của chương trình này là gì?
|
* Trước mắt TFS có đảm bảo số lượng phim đủ phát sóng liên tục cho 1 năm ?
- Với sự liên kết chặt chẽ với một hãng phim tư nhân cụ thể, khi lên kế hoạch này, chúng tôi đã chuẩn bị đủ số lượng phim phát sóng cho hơn 300 giờ. Vào những tháng không có ngày lễ, ngày kỷ niệm cụ thể thì sẽ trình chiếu những phim tâm lý xã hội (phim Xóm Suối Sâu, U6 & U7!, Hương Phù Sa...), còn vào những tháng hè thì chúng tôi dành những bộ phim về đề tài thanh thiếu niên để phục vụ đối tượng sinh viên học sinh (Năm Sài Gòn, Kính vạn hoa phần 2, Nữ sinh, Tình yêu còn mãi...), ngày lễ thì có những bộ phim có nội dung phù hợp (Một thời để sống...).
* Vậy còn chất lượng phim ?
- Chúng tôi đảm bảo tất cả các bộ phim được chiếu sẽ có chất lượng từ trung bình khá trở lên, chắc chắn không tệ như một số phim đang bị báo chí và khán giả phê bình.
* Hiện nay, các hãng phim tư nhân đang "lên" rầm rộ, TFS - một hãng phim nhà nước, đã có những kế hoạch mới để có thể cạnh tranh?
- Đây là một xu thế phát triển đúng đắn và tất yếu. Nhìn một cách hời hợt thì thấy, ưu thế của TFS là có đầu ra, có giờ phát sóng trên đài truyền hình nhưng rất tiếc, thực chất thì chính đứa con của đài truyền hình là TFS lại bị ràng buộc trong một cơ chế quá khắt khe, lạc hậu và thiếu công bằng. Những ưu thế vàng, bạc, đồng... lại dành riêng cho một vài đối tượng nằm trong diện ưu tiên, chẳng hạn như "giờ vàng" phim Việt (xin lưu ý: đây là một giờ vàng "tự thân" nó mà có chứ không do một cá nhân, một tài năng nào hay một chương trình truyền hình tuyệt vời nào tạo ra) thì không dành cho những tác phẩm hay mà lại dành cho một hãng phim tư nhân cụ thể (đang có chiều hướng ngày một đi xuống cả về chất lượng nội dung lẫn kỹ thuật) "độc quyền". Muốn nói đến cạnh tranh lành mạnh hoặc muốn tham gia theo cơ chế thị trường thì cần thiết phải có sự minh bạch và công bằng. Thế mà hiện nay, TFS còn phải đi cạnh tranh không cân sức với giờ chiếu phim nước ngoài (từ 17 giờ - 19 giờ hằng ngày trên HTV7). Điều này quả là thiệt thòi cho TFS và cho cả người xem. Hiện nay, TFS đã được phép cho một giờ mỗi ngày để phát sóng phim của chính mình trên đài đã là một tín hiệu vui.
* Lực lượng diễn viên của TFS hiện nay như thế nào? TFS có chiến lược độc quyền diễn viên?
- Hiện nay, chúng tôi không có chiến lược độc quyền diễn viên, điều này nằm ngoài sự đầu tư và tầm với của TFS. Chúng tôi tin mỗi đạo diễn, diễn viên đều có những phong cách, những cách thể hiện riêng, do vậy, nên để tự họ phát triển dù là tư nhân hay Nhà nước.
* Do cơ chế của một hãng phim nhà nước, chế độ thù lao dành cho nghệ sĩ vẫn ít hơn so với các hãng phim tư nhân khác. TFS đã có những cải tiến mới?
- Gần 15 năm nay vẫn chưa được thay đổi, vẫn theo quy định của nhà nước: đạo diễn, tác giả chỉ từ 5 - 7 triệu đồng/tập 60 phút, diễn viên chính: 2 - 2,5 triệu/tập (tất cả là với thời gian lao động từ 3 - 5 tháng/tập phim); tiền ăn của anh em lao động trực tiếp trong đoàn phim là 20.000 đồng/ngày. Trong khi đó, các hãng phim tư nhân không ngần ngại bỏ ra hơn chục triệu đồng để mua một kịch bản hay thuê một đạo diễn giỏi, trả tiền ăn là 50.000 đồng người/ngày... Chủ trương và chiến lược lâu dài của đài truyền hình là muốn TFS phải tham gia vào cơ chế thị trường nhưng lại không mạnh dạn tìm cách và từng bước tháo gỡ về cơ chế tài chính lạc hậu, áp đặt và thiếu thực tế cho chúng tôi. Đó là một rào cản vô cùng khó khăn cho TFS.
Minh Hoa (thực hiện)
Bình luận (0)