Đầu năm 2009 sẽ chạy thử nghiệm 2 tuyến xe buýt gồm chợ Tân Hương - Suối Tiên và Bến xe Miền Tây - chợ nông sản Thủ Đức. Khi hết giai đoạn thử nghiệm sẽ triển khai chuyển đổi cho 50 xe buýt khác”.
CNG là hỗn hợp khí có nguồn gốc từ dầu mỏ. Hiện VN có trữ lượng khí thiên nhiên vào khoảng 2.694 tỉ m3. PV Gas South là đơn vị cung cấp khí CNG, xây dựng trạm nén, trạm chiết nạp khí CNG... Ông Thắng cho biết, kinh phí đầu tư cho giai đoạn thử nghiệm kéo dài 6 tháng này là 160 tỉ đồng. Các phương tiện sử dụng nhiên liệu CNG đã được nhiều chuyên gia chỉ ra là tiết kiệm từ 40 - 50% chi phí so với những loại nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu diesel... (1m3 CNG khoảng 7.208 đồng). Theo PV Gas South, dự kiến năm 2009 sẽ cung cấp khoảng 50 triệu m3 CNG cho các xe buýt tại TP.HCM, năm 2010 con số này là 120 triệu m3. Có 3 nguồn cung cấp khí CNG là Nhà máy Dinh Cố (Bà Rịa - Vũng Tàu), nguồn khí thu gom từ các mỏ dầu khí và từ kho lạnh Tây Nam, khu công nghiệp Hiệp Phước (TP.HCM).
Thống kê từ Sunjin Group, tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc về vận tải hành khách công cộng, năm 2007 đã có 754.000 xe ô tô sử dụng CNG trên toàn thế giới, tăng 38% so với năm 2006. Với những phương tiện sử dụng CNG sẽ giúp giảm từ 10 - 90% các loại khí gây ô nhiễm không khí.
TP.HCM hiện có trên 3.200 xe buýt, trong đó hơn 2.400 xe sử dụng dầu diesel, tiêu thụ bình quân 34 triệu lít dầu/năm. Giá dầu hiện chiếm trên 39% giá thành vận tải, áp lực trợ giá cho xe buýt từ ngân sách ngày càng lớn. Ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, từ năm 2009 - 2011, Sở GTVT sẽ chuyển đổi dần số xe buýt loại lớn và loại trung sang sử dụng CNG theo các phương pháp: lắp thêm bộ chuyển đổi từ nhiên liệu truyền thống sang CNG; hoặc mua xe mới sử dụng CNG. Dự kiến đến cuối năm 2011, TP sẽ có từ 500 - 800 xe buýt chạy bằng nhiên liệu CNG.
Đình Mười – Trung Bảo
Bình luận (0)