- Năm 2003, có 20% và 10 tháng đầu năm 2004 có đến 10% cán bộ, chiến sĩ kiểm lâm bị thương tích do lâm tặc tấn công. Với diện tích hơn 250.000 ha, rừng Ninh Thuận đứng thứ 5 trên cả nước về độ che phủ (43%). Từ khi có Chỉ thị 12/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 27/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh, ngành đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn nạn phá rừng, và đem lại kết quả cao. Đầu năm đến nay chúng tôi đã truy bắt 1.179 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 284 phương tiện vận chuyển, khai thác lâm sản trái phép. Với những biện pháp cứng rắn, lâm tặc ngày càng hung hăng, chống trả quyết liệt người thi hành công vụ. Thủ đoạn của chúng là lợi dụng địa hình hiểm trở để chống lại lực lượng kiểm lâm.
* Những biện pháp nào để ngăn chặn việc chống người thi hành công vụ?
- Hầu hết những người tham gia phá rừng là dân nghèo, không nghề nghiệp, không có phương tiện sản xuất nên điều đầu tiên chúng tôi quan tâm là kết hợp với các ngành tạo công ăn việc làm cho họ. Mặt khác, tỉnh đã thành lập các đội kiểm tra liên ngành, đưa lực lượng kiểm lâm về cơ sở cùng với chính quyền địa phương khảo sát những đối tượng chuyên khai thác lâm sản để giúp họ chuyển nghề. Theo tôi, truy bắt chưa phải là biện pháp tối ưu mà phải kết hợp cách đó với việc tuyên truyền chủ trương bảo vệ rừng để người dân tự ý thức. Chúng tôi cũng đang kết hợp với các ngành nhằm củng cố hồ sơ đưa ra truy tố, xét xử một số vụ điển hình nhằm răn đe.
Lê Hân - Thiện Nhân
(thực hiện)
Bình luận (0)