1. Gặp người Việt ở Berlin không khó. Có thể nhìn thấy họ trên đường phố, trong quán ăn, trên tàu điện ngầm và xe buýt. Theo số đăng ký chính thức, người Việt vẫn là thiểu số: trong 3,4 triệu dân Berlin có đến gần nửa triệu người gốc nước ngoài, với 185 sắc tộc khác nhau, mà người Việt chỉ tổng cộng khoảng 12 ngàn người. Phần lớn họ là sinh viên sang học hoặc đi lao động rồi ở lại, rồi từ các nước Đông u chạy qua, tụ về Đức, nơi an sinh xã hội khá tốt và luật nhập cư trong những năm đầu thập niên 90 còn khá rộng rãi. Theo thống kê của Cơ quan An sinh xã hội Đức năm 2003, người Việt ở Đức vẫn nặng tình với quê nhà lắm, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Hơn 80% người Việt ở Đức còn cha mẹ, anh chị em, nhà cửa hoặc ruộng vườn ở Việt Nam. Bên cạnh đó có một số nhỏ người Việt di tản năm 1975 sống ở Tây Đức, những vùng kinh tế khá giả hơn, việc làm ổn định và có xu hướng hội nhập hoàn toàn vào xã hội Đức.
2. Ít người không có nghĩa là không có một phần hồn Việt ở Berlin. Chị H., rời TP Hồ Chí Minh gần 20 năm trước, đã ứa nước mắt khi nghe một "người Sài Gòn" bằng xương bằng thịt sang chơi và kể chuyện đổi thay ở cái thành phố còn nghèo khi chị bước chân đi. "Nhớ nhà lắm" là câu thường thấy khi tiếp chuyện với "Việt kiều Đức". Trong các khu chợ Việt,
Bandrole thi hoa hậu Việt Nam |
3. Muốn ăn món Việt ư? Không khó: nào là Sài Gòn Quán có hát karaoke và bán phở, với chủ nhân gốc gác ở Mỹ Tho (Tiền Giang); nào là trung tâm Vietnam Kulture nơi có thể nhảy, uống rượu và ăn món Việt; nào là chợ Việt bán các loại rau quả tươi: rau mùng tơi, rau muống, cải, ớt, tỏi, gừng, các loại nước mắm, nước tương để đầy trên kệ dài cả chục mét. Bánh trôi, bánh chay cũng có bán, 2 euro/hộp. Có cả các "bà chị" đi lòng vòng trong chợ bán điện thoại “rẻ mà lại mới tinh" nhưng ai cũng biết đấy là đồ chôm. Trong nội thành Berlin có ít nhất 3 trung tâm thương mại Việt Nam: Đồng Xuân, Sài Gòn, ITC Pacific (mà người Việt ở đây hay gọi là Marzhaner 17)... Có đủ các loại mì gói, từ Chin Su cho đến Miliket, Vifon. Cà phê Trung Nguyên có một gian hàng riêng, bán kèm với các loại ấm trà, chén kiểu. Cà pháo, mắm nêm, cà pháo ớt được bán trong siêu thị
Phóng viên Thanh Niên trong một quầy báo, băng đĩa ở chợ Việt Nam tại Berlin |
4. "Nhà báo về nhớ viết là bên này chẳng phải ai cũng sung sướng hết đâu nhé!" - một chị Việt kiều ở quán trên đường Luxemburger nói với phóng viên Thanh Niên. Ở Berlin, rất nhiều người Việt Nam sinh sống bằng việc kinh doanh nhỏ, làm móng tay, bán mỹ phẩm, phổ biến nhất là "làm quán" - điều hành hoặc làm thuê cho nhà hàng ăn uống - và "đánh hàng" về Việt Nam hoặc từ Việt Nam sang Đức bán. Đi làm có nghĩa là một ngày lao động từ 10 đến 12 tiếng, và không phải tiền lúc nào cũng khá, nhất là khi kinh tế Đức khó khăn trong vài năm gần đây, nạn thất nghiệp tăng. Theo số liệu của Tiểu bang Berlin, khoảng 4 ngàn người Việt ở Berlin cho đến hôm nay vẫn trong tình trạng nhập cư trái phép, con số thực có thể cao hơn. Chính phủ Đức lo chỗ ở (các chung cư trung bình 2-3 người một phòng, chi phí khoảng 300-500 euro mỗi tháng), chu cấp bảo hiểm y tế (200 euro/tháng), và chỉ phát tiền mặt 160-200 euro/tháng để ăn uống. Họ không được phép đi làm, nhưng 200 euro/tháng làm sao đủ, nên một số xé rào đi làm "chui" cho quán của người Việt. Vài năm trước, chuyện băng đảng người Việt tranh giành "thị phần" bán thuốc lá lậu từng làm om sòm dư luận, nhất là sau vài vụ thanh toán lẫn nhau đổ máu, thậm chí còn đâm lủng bụng cảnh sát Đức. Kỳ thị là chuyện không nhỏ. "Từ hồi anh sang đây bị đầu trọc đuổi mấy lần, không chạy nhanh là chết rồi", anh H. tâm sự. Trong guide book chính thức của Berlin cũng viết: "Cho dù bạn màu da gì, hễ thấy bọn đầu trọc mặc quần áo da, đi giày bốt là bước đi hướng khác, chớ có chậm chân".
5. Rời Việt Nam vào thập niên 80 khi cuộc sống còn nhọc nhằn, một số
Quầy bán rau trong "chợ" Việt Nam ở Berlin |
Nhưng họ không có thời gian để mà suy tư lâu: phải đi làm chứ. Hằng ngày họ lại bị cuốn vào vòng quay quen thuộc: sáng dậy chở con đi học, chạy đến sở làm, đến quán ăn và cắm đầu làm đến tận tối mới về. Họ sống nhanh, như người Đức: nhanh để vào xe điện ngầm, nhanh để đi shopping, nhanh để đi ăn, ăn cũng nhanh, đi lại trong nhà cũng nhanh. Vội vã, người Việt hòa vào nhịp sống ấy, vào dòng người bước vội trên đường phố Berlin. Trong số ấy, có những đứa trẻ Việt, thế hệ thứ 2 ở Đức - nói tiếng Đức, ăn bơ sữa Đức - cũng bước vội đến trường, học tập, và rất có thể, bước nhanh đến một cuộc sống tốt hơn cuộc mưu sinh mà cha mẹ chúng đang đối mặt hằng ngày.
Hà Nguyên
Bình luận (0)