Lễ hội có nguồn gốc châu u này ra đời từ khi có ngành giải phẫu học.Lễ hội này vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước cùng với nền y học phương Tây.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Quang Trinh và vợ là Nguyễn Thị Ngọc Quý, là những người đã tình nguyện viết đơn hiến xác, tâm sự: “Hiến xác cho y học cũng là một việc làm tốt. Mình nghĩ sau khi “trăm tuổi” mà vẫn có thể làm được điều gì đó giúp ích cho đời thì tại sao lại không làm? Vậy nên cả hai vợ chồng tôi rủ nhau cùng đi làm đơn”.
Các sinh viên đặt hoa lên thân thể những người hiến xác với tất cả lòng thành kính |
Cô Lê Thị Bảy, một giáo viên đã về hưu nói: “Chết là hết. Nếu đem chôn hoặc thiêu thì cũng ra tro bụi. Mình hiến xác, sẽ giúp được các em sinh viên y khoa trong việc học tập nghiên cứu. Các em sau này sẽ giúp được nhiều người. Như vậy thì cái chết của mình gián tiếp giúp được cho nhiều người khác được sống tốt hơn”.
Nói về những người hiến xác, cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng bộ môn Giải phẫu của trường chia sẻ: Đóng góp của họ cho y học tuy thầm lặng nhưng vô cùng to lớn..
Bài, ảnh: Chí Nhân
Bình luận (0)