Sáng kiến trên do IAU và Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra với sự ủng hộ mạnh mẽ của Ý, nơi nhà khoa học vĩ đại Galileo ra đời. 19 quốc gia và 14 tổ chức trên thế giới đã ký kết tham gia vào sự kiện trên với mong muốn đẩy mạnh sự quan tâm của công chúng đối với các hoạt động quan sát không gian, đặc biệt là trong giới trẻ. Đây cũng là năm các hợp các nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ, những khám phá di sản chung của thế giới sẽ được tăng cường vì mục đích hòa bình. Tất cả sẽ hướng đến việc nối kết loài người trên hành tinh chúng ta.
Nhà vật lý và nhà thiên văn Galileo Galilei (1564-1642) là một trong những người đặt nền móng cho các ngành khoa học tự nhiên. Năm 1589, ông đến Padua, miền đông bắc nước Ý và làm việc ở đó tới 18 năm để hoàn thành hàng loạt công trình nghiên cứu về tĩnh học và động lực học. Ông thiết lập các định luật về các vật rơi tự do và tính đẳng thời của con lắc dao động.
Năm 1609, với kính viễn vọng do ông chế tạo, Galieo đã khám phá ra các vết trên Mặt trời, các miệng hố và đỉnh chóp trên bề mặt Mặt trăng, 4 vệ tinh bay quanh sao Mộc. Đây là cống hiến to lớn của ông trong bước tiến của khoa học nhân loại, và một lần nữa những khám phá này đã xác thực cho lý thuyết của nhà thiên văn Copernicus về việc Trái đất quay quanh Mặt trời. Với việc xuất bản cuốn Đối thoại giữa hai hệ thống thế giới lớn để ủng hộ Copernicus, ông bị Tòa án Giáo hội đưa ra xét xử năm 1633 và bị giam cầm cho đến khi mất. Mặc dù vậy, ông vẫn liên tục nghiên cứu cho đến những ngày cuối đời.
D.B (tổng hợp)
Bình luận (0)