Tiểu thương bị lừa như thế nào?

20/12/2006 21:50 GMT+7

* Bao giờ tiểu thương bị nạn được nhận tiền cứu trợ? * Giá sang nhượng ki-ốt tăng gấp đôi! Hàng trăm tiểu thương chợ Lớn Quy Nhơn đã khóc cạn nước mắt khi tài sản của mình bị thiêu rụi trong hỏa hoạn. Hai ngày sau, họ hết sức phẫn nộ vì việc làm mang tính lừa đảo của cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban quản lý (BQL) chợ khi tiến hành thống kê thiệt hại.

Sáng sớm hôm qua 20/12, trên đường 31 Tháng 3 (phía đông của chợ), hàng trăm tiểu thương phản ứng quyết liệt việc họ bị những đơn vị có trách nhiệm lừa gạt khi tiến hành thống kê thiệt hại. Ngay sau khi ngọn lửa thiêu rụi chợ Lớn, UBND TP Quy Nhơn đã giao nhiệm vụ cho Phòng Công thương phối hợp với BQL chợ tiến hành thống kê thiệt hại của bà con tiểu thương. Không những không cảm thông với thiệt hại nặng nề mà bà con gánh chịu, BQL chợ còn có những việc làm thiếu minh bạch. Gian hàng buôn bán cá, mực khô của chị Sử Linh Phụng (nằm ở tầng trệt đường 31 Tháng 3) bị cháy rụi, không thu lượm được vật gì, nhưng đơn vị chức năng vẫn cứ thản nhiên kết luận là "hàng hóa đã nhận đủ". Đáng nói hơn, biên bản còn bị bổ sung thêm (bằng chữ viết tay) là "không bị thiệt hại" (!). Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều tiểu thương khác cũng bị lừa như chị Phụng.

Giá sang nhượng ki-ốt tăng gấp đôi!

Theo các hộ tiểu thương, kế hoạch trưng dụng Trung tâm triển lãm tỉnh, chợ Đầm và một số địa điểm khác trong địa bàn TP Quy Nhơn của chính quyền địa phương sẽ gây ra một số khó khăn nhất định trong việc kinh doanh, buôn bán. Theo họ, nên trưng dụng một phần lòng đường: Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, 31 Tháng 3 (bốn phía chợ Lớn), bố trí các gian hàng cho tiểu thương kinh doanh nhằm tái lập quan hệ làm ăn, thu hồi tiền nợ giữa chợ đầu mối và các chợ khác trên địa bàn tỉnh.  Sau khi chợ Lớn Quy Nhơn bị cháy rụi, giá sang nhượng ki-ốt, sạp hàng ở một số chợ khác trong thành phố tăng đột biến, điển hình như chợ Sân Bay. Một chủ hộ kinh doanh trong ki-ốt ở chợ này cho biết, trước sự cố hỏa hoạn, giá sang nhượng mỗi ki-ốt ở chợ Sân Bay chỉ khoảng 30 triệu đồng, nhưng hiện nay, giá sang nhượng ki-ốt ở đây tăng gấp đôi, thậm chí còn cao hơn nữa.

Anh Tú

Con số thiệt hại từ vụ hỏa hoạn lên đến hàng trăm tỉ đồng, nhưng cách làm của BQL chợ lại hết sức quan liêu, sơ sài, thiếu trước hụt sau. Hầu hết hàng hóa của gần 1.000 hộ tiểu thương biến thành tro tàn nhưng đơn vị chức năng lại đi làm "Biên bản bàn giao hàng hóa chưa bị cháy" (!) và yêu cầu tiểu thương ký nhận. Kỳ cục hơn, có những biên bản chưa thể hiện tên, tuổi, chức vụ của người đại diện phía cơ quan chức năng. Các hộ tiểu thương bất bình: Chờ đợi mỏi mòn mấy ngày trời, BQL mới cho vào trong. Bà con ai cũng sốt ruột chạy đến gian hàng của mình với hy vọng lục tìm được tiền xu, sổ sách chưa bị cháy. Nhưng chẳng còn lại gì. Họ lại bảo ký vào những tờ giấy. Lúc này, chẳng có ai còn đủ tâm trí để đọc được chữ. Mang về nhà đưa cho người thân xem, ai cũng hết sức bàng hoàng, uất ức. "Chúng tôi đâu có đòi hỏi gì. Việc họ "thay đen đổi trắng" như vậy liệu có đáng không?" - nhiều tiểu thương bức xúc nói.

Khi tiếp xúc với phóng viên, các tiểu thương cho biết, qua Báo Thanh Niên, họ phần nào an tâm khi biết được sự quan tâm chia sẻ, chủ trương giải quyết có lợi nhất cho người bị nạn của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn. Không ngờ BQL chợ quá bàng quan, vô trách nhiệm. Hàng trăm gia đình khuynh gia bại sản, điêu đứng mà họ xem như chẳng có vấn đề gì.

Theo tìm hiểu của chúng tôi và phản ánh của tiểu thương, BQL chợ Lớn Quy Nhơn không chỉ tắc trách trong việc để xảy ra vụ hỏa hoạn mà trong quá trình quản lý, những người có trách nhiệm ở đơn vị này đã quá lơ là, không quan tâm đến hoạt động kinh doanh, an toàn tính mạng, tài sản cho các hộ tiểu thương và khách đến chợ mua sắm. Cụ thể, các bình chữa cháy cầm tay quá đát, ống cứu hỏa xuống cấp nghiêm trọng vẫn không chịu thay thế; bất hợp tác với phía bảo hiểm nên khi sự cố bất ngờ xảy ra, toàn bộ thiệt hại đè lên vai các tiểu thương bị nạn.

Bao giờ tiểu thương bị nạn được nhận tiền cứu trợ?

Tại cuộc họp báo vào cuối giờ chiều qua 20/12, trả lời câu hỏi trên của phóng viên Thanh Niên, ông Võ Vinh Quang - Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn cho biết, số tiền cứu trợ trích từ ngân sách và các nguồn vận động của Ủy ban MTTQ VN tỉnh sẽ được chuyển đến tận tay các tiểu thương bị nạn ngay chiều nay 21/12 hoặc chậm nhất là ngày mai 22/12.

Tiền hỗ trợ theo 3 mức, từ  500 ngàn - 2 triệu đồng/trường hợp, tùy mức độ thiệt hại. Về mặt bằng kinh doanh tại chợ Đầm, cửa hàng nông sản thực phẩm nằm trên đường 31 Tháng 3, tiểu thương nào có nhu cầu đăng ký sẽ được bố trí ngay; riêng ở Trung tâm triển lãm tỉnh, mặt bằng kinh doanh sẽ được phân bố cụ thể vào cuối tháng 12.2006. Tuy nhiên, 3 địa điểm trên chỉ giải quyết được khoảng 2/3 số hộ đang kinh doanh tại chợ Lớn Quy Nhơn trước khi xảy ra hỏa hoạn.

N.T - Đ.P

Ngọc Toàn - Đình Phú

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.