Nơi quán bên đường, chúng tôi vừa ngồi nhâm nhi từng mảnh thịt sứa vừa được bà chủ quán giải thích cặn kẽ: “Vào mùa sứa, từ khoảng cuối xuân - đầu hạ, sứa biển ở đây có rất nhiều.
|
tin liên quan
Một chủ vườn uống thuốc sâu tự tử sau vụ hàng trăm gốc đào bị phá hoạiChúng có hai loại: sứa tai và sứa chân. Sứa tai màu trong xanh, nhiều nước, mềm, làm món ăn không ngon. Người dân nơi đây hầu hết làm bún sứa bằng loại sứa chân. Sứa chân có màu trắng đục, ăn giòn như “sụn”, sứa vừa khô ráo, vừa giòn nên thực khách ai cũng thích”.
Để có một tô bún sứa đạt chuẩn, cần 2 thực phẩm chính và nhiều phụ gia khác. Trước hết là sợi bún rời không kết dính, không nhũn, được nhúng vào nước sôi đến hai lần rồi đưa vào tô, tưới nước lèo nấu bằng xương heo cho vừa xăm xắp.
Tiếp đến sắp lên mặt tô bún một lớp sứa. Miếng sứa được cắt nhỏ vừa miệng ăn và cắt đều tay. Sau đó rải lên trên lớp sứa một lớp đậu phộng rang giã giập, chút bánh tráng trên mặt, thêm vài miếng chả cá và miếng chả ram vàng rộm, giòn rụm.
Để kích thích khẩu vị, có thể thêm một lớp xoài xanh thái mỏng đều đặn chạy dài theo trái xoài trên cùng tô bún. Công phu hơn, có thể xếp các loại rau sống, khế, chuối, dưa leo dưới đáy tô trước khi cho bún lên trên. Trước khi ăn, thực khách dùng đũa trộn tô bún cho thật đều, rồi ăn chậm rãi, từ từ, nhai kỹ. Miếng sứa giòn, đậu phộng bùi béo ngậy, vị chua của xoài, chanh tươi, mùi thơm của húng, vị cay nồng của tiêu, ớt và nước lèo nóng còn bốc khói... Một chút lưu ý là chỉ nêm bằng nước mắm chua ngọt và một chút bột nêm, không dùng bột ngọt.
Trong vị mặn của gió biển miền Trung, mỗi chúng tôi túc tắc ăn hai tô bún sứa mà miệng vẫn thòm thèm.
Bình luận (0)