Cả 20 trường chưa đạt nhiều tiêu chí

08/11/2009 03:23 GMT+7

Theo quy định của Bộ GD-ĐT về việc kiểm định chất lượng trường ĐH thì “Chất lượng trường ĐH là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường ĐH”. Tuy nhiên kết quả kiểm định cho thấy trong 20 trường được Bộ GD-ĐT kiểm định lần đầu có tới 6 trường chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về xác định sứ mạng và mục tiêu đào tạo.

Đặc biệt có 4 trường được xác định vị trí hàng đầu trong cả nước nhưng lại chưa xác định được sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn, hoặc đã xác định được nhưng chưa hoàn toàn phù hợp gồm: ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Không có trường nào đạt cấp độ cao nhất

Theo báo cáo của Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thì trong số 20 trường được kiểm định có 4 trường đạt cấp độ 1 - cấp độ thấp nhất; 16 trường còn lại đạt cấp độ 2 và không có trường nào đạt cấp độ cao nhất (cấp độ 3). Kết quả cụ thể như sau:

Các trường đạt tiêu chuẩn kiểm định cấp độ 1: ĐH DL Hải Phòng, ĐH Hàng hải, ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Dân lập Văn Lang.

Các trường đạt tiêu chuẩn kiểm định cấp độ 2 gồm: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm (ĐH Huế), ĐH Sư phạm Kỹ thuật (TP.HCM), ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Nha Trang, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Vinh, ĐH Đà Lạt, ĐH Cần Thơ.

Vũ Thơ

Không đạt được mức tối thiểu

Về việc tổ chức và quản lý, có tới 16 trường chưa đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu tối thiểu của 5 tiêu chí về tổ chức và quản lý. Thậm chí có 1 trường là ĐH DL Hải Phòng chỉ đạt được ở mức 0 trong tiêu chuẩn này. Chỉ có 4 trường đạt được 100% tiêu chí bao gồm: ĐH Vinh, ĐH Sư phạm (ĐH Huế), ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Sư phạm Hà Nội. Có trường đã không đạt được những tiêu chí tối thiểu về: có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để thực hiện chương trình đào tạo; cũng đồng thời không đạt yêu cầu về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học như trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng).

Về tiêu chuẩn thư viện, thiết bị học tập và các cơ sở vật chất khác thì hầu như các trường đều không đảm bảo hoàn toàn được tiêu chí này. Có tới 11 trường không đảm bảo 100% yêu cầu về phòng thực hành thí nghiệm. Báo cáo cũng cho biết có 13 trường không đủ trang thiết bị, 16 trường không có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học và không đảm bảo được yêu cầu về ký túc xá cho người học và sân bãi cho các hoạt động văn hóa thể dục thể thao.

Chỉ có 4 trường đạt được 100% tiêu chí gồm: trường ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH Hàng hải Việt Nam; ĐH DL Hải Phòng; ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.

Chương trình đào tạo không phù hợp

Điều đáng lưu ý nhất là tất cả 20 trường ĐH đã không đáp ứng được hoàn toàn tiêu chí về chương trình đào tạo. Theo yêu cầu thì chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo chuẩn quốc tế, các ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, không có trường nào đạt được 100% tiêu chí này. Có 19 trường không đảm bảo đào tạo theo tín chỉ; 12 trường không thực hiện được triệt để việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của người học.

* Thưa Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Trần Quang Quý, dư luận gần đây cho rằng Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chưa công khai kịp thời kết quả kiểm định đợt đầu tiên 20 trường đại học trong cả nước là do Bộ còn “ngại” điều gì đó?

- Chính Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm nhiều thành phần như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn Lao động, Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT... đã làm việc ráo riết, nhóm họp 2 lần (20.1 và 5.2.2009), có báo cáo kết quả làm việc về kiểm định chất lượng giáo dục của 20 trường đợt đầu tiên. Kết quả này đã được gửi cho từng trường đại học được kiểm định, các bộ ngành liên quan để lấy ý kiến thêm sau kiểm định. Hội đồng cũng yêu cầu trước 15.10.2009 các trường phải có báo cáo kế hoạch khắc phục tồn tại và phát huy thế mạnh sau kiểm định. Như thế thì làm sao gọi là chưa công khai?

Về nguyên tắc, Bộ GD-ĐT sẽ có kết luận cuối cùng về kết quả kiểm định này. Tôi nhớ ngay khi Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục trình Báo cáo kết quả thì Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có ý kiến tại cuộc họp giao ban lãnh đạo Bộ rồi: cần tổ chức lấy thêm ý kiến đóng góp cho báo cáo này từ cán bộ chủ chốt trong Bộ vì Bộ trưởng thấy kết quả kiểm định tất cả các trường đều đạt chuẩn trong khi vẫn còn một số tiêu chí các trường này cần phấn đấu thêm”.

Vĩnh Thắng
(thực hiện)

Vũ Thơ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.