Cà phê Việt với vai trò đại sứ ngoại giao

22/11/2012 07:00 GMT+7

Có một sự tình cờ - hoặc tất yếu của lịch sử khiến vận mệnh đất nước Việt Nam không giống với số phận của nhiều nước từng hiện diện trên trái đất này mấy ngàn năm nay. Đó là chúng ta chỉ xét tới thời có sử được viết thành văn.

Hơn 20 thế kỷ trước, Việt Nam là sắc tộc duy nhất còn sót lại trong hàng trăm sắc tộc sinh sống ở địa bàn vùng Động Đình hồ, Dương Tử giang và Lĩnh Nam, cùng mang chung danh xưng là tộc Việt (Bách Việt) đã tránh khỏi được sự đồng hóa với nhà nước - dân tộc Trung Quốc.

Hơn 7 thế kỷ trước, khi vó ngựa của quân Mông Cổ giày xéo khắp Á và u, đất nước Việt Nam đã ba lần kháng cự và thành công, một thành tích hiếm hoi thời bấy giờ khi dân số Việt Nam chỉ khoảng 10 triệu người, tức là bằng TP.HCM hiện nay.

Và trong khoảng 100 năm vừa qua, Việt Nam dù muốn dù không cũng can dự vào hai cuộc chiến tranh thảm khốc và dài lâu nhất của thế kỷ 20, khiến cái tên đất nước Việt Nam nằm trong bộ nhớ và trong cửa miệng của mọi người. Sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với việc hội nhập toàn cầu của Việt Nam từ 1995 đến nay, chỉ trong 17 năm, Việt Nam đã được nhắc nhớ trên thế giới với một hình ảnh khác ngoài chiến tranh, đó là vị trí đứng đầu thế giới trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp như gạo, hạt tiêu, hạt điều, và nhất là cà phê. Từ  2012, cà phê Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng và xuất khẩu, vượt qua Brazil là quốc gia nhiều năm chiếm giữ địa vị số 1 này.

 

Trong quan hệ ngoại giao, nhiều mặt hàng nông sản đặc sản đã được sử dụng như đại sứ ngoại giao hòa giải nhiều quốc gia, dân tộc… vốn có lịch sử xung đột lẫn nhau, như câu chuyện rượu rum hay xì gà Cuba. Cà phê Việt Nam cũng vậy.

Trong thời bình, cà phê Việt Nam, cùng áo dài, phở, chả giò, đã là những đại diện, đại sứ thiện chí của Việt Nam khắp năm châu bốn biển. Nguyên Tổng thống Brazil - ngài Luiz Inacio Lula da Silva trong chuyến viếng thăm Việt Nam, đã đề nghị được thưởng thức cà phê Trung Nguyên. “Đây là đối thủ thật sự của ngành cà phê Brazil” là đánh giá của Tổng thống Lula sau khi thưởng thức ly cà phê Legendee của Trung Nguyên.

Và có một điều thú vị nữa về cà phê Việt Nam khi gắn liền với niềm yêu thích của các quốc vương trên thế giới. Vua Tây Ban Nha Juan Carlos trong cuộc gặp gỡ trao đổi thân mật về văn hóa, sự phát triển và những điều đặc biệt của hai quốc gia, đã nhắc đến sản phẩm cà phê chồn Weasel của Trung Nguyên với sự quan tâm đầy thú vị, xem đó như một điều đặc biệt riêng của Việt Nam bởi sự quý hiếm, độc đáo và sáng tạo. Không chuẩn bị sẵn thứ cà phê quý hiếm, mỗi năm chỉ sản xuất được khoảng 40 kg này, phái đoàn Việt Nam đã liên lạc về Trung Nguyên đặt hàng để tặng quốc vương. Từ đó, ngoài sở thích sưu tập du thuyền, máy bay trực thăng, xe hơi… quốc vương Juan Carlos còn dành sự quan tâm đặc biệt đến cà phê Weasel của Trung Nguyên.

Với mấy triệu người Việt Nam có mặt ở hàng trăm nước sẽ là những trung gian quý báu, những đại lý thiết yếu cho Việt Nam đến với trên 2 tỉ rưỡi người hâm mộ cà phê khắp nơi mà đại đa số là những người tích cực trong sinh hoạt nghiên cứu, sáng tạo, kinh doanh.

Cà phê với tính cách tự do khoáng đạt, vượt khỏi quy mô định chế sẽ mở rộng vòng tay bạn bè, có thể coi như hình thái giao lưu lý tưởng của không gian công cộng và xã hội công dân toàn cầu trong thế kỷ 21. (Còn tiếp)

Bình Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.