Khu vực châu Á được coi là đầu tàu của GameFi kể từ khi làn sóng game NFT như Axie Infinity nổi lên, mỗi ngày có hàng chục dự án mới được khởi động và phát hành token lần đầu tiên (IDO). Tuy nhiên, tại thị trường châu Á, phân khúc này có khả năng phải đối mặt với thách thức do các quy định nghiêm ngặt và khắt khe ở nhiều quốc gia.
Giá trị của loạt dự án GameFi giảm sút sau sự cố từ Axie Infinity |
CHỤP MÀN HÌNH |
Thách thức đặt ra cho GameFi
Sau thời kỳ của những tựa game Pay-to-Play, các trò chơi miễn phí ra đời. Cùng với sự phát triển không ngừng ở nhiều lĩnh vực, ngành công nghiệp game toàn cầu cũng thay đổi khi kết hợp với công nghệ Blockchain, tạo ra một thể loại trò chơi mới sử dụng mô hình Play-to-Earn (chơi game kiếm tiền). Từ đây, khái niệm GameFi được hình thành.
Kể từ năm 2020, GameFi trở nên quen thuộc với nhiều người thì thị trường này có dấu hiệu tăng trưởng rất nhanh, đáng nói nhất chính là game mobile. Game trên nền tảng di động có thể được xem là một mảnh đất màu mỡ chờ được khai phá với khoảng 38% người dùng chịu chi cho những tựa game mobile.
Thống kê từ App Annie, trong 68 triệu người dùng di động tại Việt Nam, khoảng 57% chơi game với trung bình 3,9 tiếng/ngày. Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á với 22% thị phần tải game trên ứng dụng điện thoại, Indonesia xếp đầu tiên với 38%.
Tuy nhiên, khi thị trường rộng lớn hơn, điều lo ngại nhất là ở chất lượng hoạt động và phát triển của từng dự án game ứng dụng Blockchain, các nhà phát triển game cần triển khai minh bạch và tuân thủ luật định tại nước sở tại để đem lại niềm tin cho người chơi cũng như nhà đầu tư. Bên cạnh đó là các dự án game liên tục rơi vào tầm ngắm của hacker thời gian qua.
Gần đây nhất, vụ tấn công vào DragonSB, dự án GameFi của Việt Nam đã bị hacker lấy đi 26 triệu token vào ngày 16.4 khiến giá trị của nó giảm gần 1.000 lần. Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được điều tra. Hay như tháng 3 vừa qua, thị trường crypto chao đảo sau vụ hack hơn 600 triệu USD từ GameFi Axie Infinity và toàn thị trường chứng kiến các token thuộc lĩnh vựcGameFi đã có sự quay đầu sụt giảm mạnh nhất từ trước đến nay.
Việc mở rộng thị trường thường đi kèm với rất nhiều thách thức và một thực tế cho thấy rất nhiều người vẫn chưa biết nhiều về GameFi hoặc những lợi ích mà nó có thể mang lại. Điều này có nghĩa là việc tiếp cận với những người này có thể hơi khó khăn.
Các nhà phát triển GameFi cần giải pháp gì?
GameFi chủ yếu dựa vào yếu tố tài chính để thu hút người chơi và các nhà đầu tư. Vậy nên việc duy trì cấu trúc kinh tế của trò chơi là điều khó khăn nhất, bởi nó là điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của trò chơi khi tất cả người chơi tham gia đều muốn chiến thắng.
Avatar trong không gian Metaverse của bà Xno Bùi, Giám đốc Metaverse của Whydah |
NVCC |
"Gần đây, những lo ngại về tính bền vững của GameFi được chuyển trọng tâm sang cải thiện lối chơi và đồ họa. Sự điều chỉnh này đã mở ra một thị trường ngách cho các dự án có tầm nhìn xa hơn và có định hướng thẩm mỹ hơn để khẳng định sự phát triển bền vững của ứng dụng trong thế giới trò chơi blockchain", bà Xno Bùi, Giám đốc Metaverse của Whydah cho biết.
Ngoại trừ cơ chế Play-to-Earn mà các nhà phát triển GameFi đang triển khai, mô hình kinh tế và hệ sinh thái khuyến khích việc phát thưởng token và vật phẩm cũng được phát huy tối đa. Trong hệ sinh thái này, người chơi khi sở hữu token của game sẽ giúp họ có động lực thúc đẩy nền kinh tế trong game và giá trị của NFT qua các giao dịch, biểu quyết, xây dựng game cùng nhà phát triển và kết nối cộng đồng để phát triển một hệ sinh thái game bền vững.
"Nắm bắt tâm lý người chơi, Whydah đã và đang phát hành những game tạo nền tảng cho người chơi trở thành người thiết kế, xây dựng nội dung và quyết định hướng đi của game, quyết định được trải nghiệm của người chơi trong game theo hướng phi tập trung và tự do nhất", bà Xno Bùi chia sẻ thêm.
Trong tương lai, GameFi Việt Nam kỳ vọng sẽ hướng đến và trở thành một ngành công nghệ giải trí chất lượng, đồng thời là kênh đầu tư an toàn, minh bạch, bền vững dài lâu cho tất cả những người tham gia chơi game nói riêng và đầu tư vào GameFi nói chung.
Bình luận (0)