Thưa ông, việc kiểm định chất lượng giáo dục ở các nước như thế nào, có quốc gia nào thực hiện giống mô hình VN đang dự định không?
- Hầu hết các tổ chức đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH trên thế giới đều được thành lập từ những năm 1990. Vấn đề này không chỉ mới mà còn đa dạng và phức tạp. Theo định nghĩa của Hội đồng Kiểm định chất lượng ĐH Mỹ (CHEA), kiểm định là quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài để đánh giá các trường/chương trình đào tạo nhằm mục đích đảm bảo và cải tiến chất lượng. Như vậy, kiểm định ở nghĩa rộng bao gồm cả tự đánh giá, đánh giá chéo giữa các trường/chương trình, và quan trọng nhất là hoạt động đánh giá và công nhận (đạt chuẩn hay không) của một tổ chức kiểm định độc lập bên ngoài.
|
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT về việc thành lập, giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định giáo dục thì VN sẽ có 2 loại tổ chức kiểm định: Bộ thành lập và các tổ chức cá nhân thành lập nhưng do Bộ cấp phép và quản lý. Vậy theo ông, mô hình này có hợp lý hay không?
- Chúng ta triển khai công tác kiểm định chất lượng khá chậm so với khu vực. Việc Bộ GD-ĐT thành lập và cấp phép cho các loại hình tổ chức kiểm định là chuyện bình thường. Hơn nữa, rất khó tưởng tượng trong điều kiện hiện nay, các trường ĐH Việt Nam lại tin cậy và giao phó việc kiểm định chất lượng cho một tổ chức tư nhân thực hiện. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, các tổ chức phải từng bước hoạt động độc lập, dần hoàn thiện các nội dung, tiêu chuẩn, quy trình. Thước đo ở đây là sự tín nhiệm. Một khi việc đánh giá được các trường tín nhiệm thì các tổ chức kiểm định sẽ tồn tại và phát triển.
Theo ông, việc thành lập các tổ chức kiểm định và hoạt động của các tổ chức, cá nhân có cần phải xin phép Bộ GD-ĐT hay không?
Các tổ chức phải từng bước hoạt động độc lập, dần hoàn thiện các nội dung, tiêu chuẩn, quy trình. Thước đo ở đây là sự tín nhiệm. |
||
Nếu tồn tại 2 loại hình như Bộ GD-ĐT đưa ra, làm thế nào để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong quản lý và hoạt động giữa các tổ chức của Bộ và của các cá nhân khác?
- Theo xu thế hội nhập thì nên có nhiều tổ chức kiểm định khác nhau. Khi cho phép thành lập, Bộ cần có quy định hướng dẫn, đảm bảo và tạo điều kiện để các tổ chức hoạt động bình đẳng và có trách nhiệm như nhau. Điều này sẽ làm chất lượng kiểm định tốt hơn vì các đánh giá có thể so sánh, đối chiếu lẫn nhau và việc quan trọng nhất là các trường sẽ chọn tổ chức có chất lượng nhất tham gia kiểm định. Điều cần chú ý là kiểm định phải hướng đến quốc tế. Chắc chắn các trường sẽ không chọn tổ chức kiểm định mà không thể liên thông với quốc tế cả về tiêu chuẩn, nội dung và quy trình kiểm định.
Ngoài ra, chỉ nên có một đơn vị quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng. Nếu có thêm hội đồng quốc gia về kiểm định trong điều kiện vẫn còn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thì công việc sẽ chồng chéo, thiếu tập trung và hiệu quả. Các đơn vị quản lý nhà nước này không trực tiếp tham gia công tác kiểm định, mà chỉ quản lý giám sát công việc của các tổ chức kiểm định mà thôi.
Vũ Thơ
(thực hiện)
Bình luận (0)