Cảm xúc sau mỗi mùa thi ĐH

05/09/2012 09:31 GMT+7

Tháng bảy - Sáng nay, trên đường đi làm, tôi bắt gặp những khuôn mặt đầy âu lo của rất nhiều phụ huynh đang đợi con em mình trước mỗi cổng trường. “Liệu con mình có trả lời được tất cả các câu hỏi? có đủ bình tĩnh? có chuẩn bị hết những gì cần thiết chưa?” Bảy năm trước, bố mẹ tôi đã rất lo lắng và liên tục cầu nguyện cho con gái, và tôi chắc rằng những bậc phụ huynh sáng nay cũng trải qua những cảm xúc tương tự.

Tháng tám - Kết quả kì thi tuyển sinh đại học đã được công bố! Hàng loạt các báo đăng tải danh sách thí sinh trúng tuyển được bán ra nhanh chóng. Trang mạng của nhiều trường đại học tắc nghẽn vì số lượng truy cập quá tải. Hàng trăm phụ huynh, sinh viên ra sức tìm kiếm kết quả cho những giấc mơ, nỗ lực, và những lời cầu nguyện của mình.

Liệu những sinh viên này đã thực sự sẵn sàng cho môi trường giáo dục đại học?

Hằng năm, cứ vào tháng bảy và tháng tám, khi hàng trăm sinh viên trên khắp Việt Nam tham gia kì thi tuyển sinh đại học thì trong tôi lại dấy lên câu hỏi trên.

Ý nghĩa của việc trúng tuyển đại học là có được cơ hội để học tập và nghiên cứu tại một môi trường giáo dục cao. Học vì đam mê. Học vì tương lai sự nghiệp của mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, việc học sinh đậu đại học còn gắn liền với niềm tự hào của cả một gia đình, với danh tiếng của một trường học, và trên bề mặt, là thành quả  của một nền giáo dục. Vì thế, các kì thi đại học mang tính quyết định và rất căng thẳng đối với học sinh Việt Nam.

Lớp 12, năm học cuối của phổ thông trung học, đôi khi được học sinh Việt Nam ví von với tên gọi “Vòng đua định mệnh” Hằng ngày, sau giờ học  chính khóa, hầu hết các em đều hối hả đến các lớp luyện thi Đai học ban đêm. Lich học buổi tối của các em rất bận rộn. Di chuyển từ lớp này sang lớp khác , ăn tối qua loa để kịp giờ học thêm, sau đó lại về nhà vội vàng làm bài tập cho ngày mai là điêu thường nhật trong cuôc sống hằng ngày của các em. Tại lớp luyện thi ban đêm, giáo viên thường giải các đề thi tuyển sinh của những năm trước. Các em học những câu hỏi mẫu, ghi nhớ đáp án, và hy vọng mình sẽ may mắn gặp lại những câu hỏi này trong kì thi sắp tới.

Tôi nhớ rất rõ cô giáo Văn học của mình thường đọc bài văn mẫu cho lớp luyện thi với hơn năm mươi học sinh.Hầu hết chúng tôi đều chăm chỉ chép từng lời của cô và học thuộc lòng. Có lần tôi hỏi: “ Nếu em không viết giống cô, mà tự viết theo ý mình, thì được không cô?” Cô trả lời: “Em có thể làm như vậy. Tuy nhiên, thời gian cho mỗi phần trong đề thi có hạn, vì vậy các bạn khác sẽ nhanh chóng làm xong bài luận của mình (mà thực ra là bài văn mẫu của cô) trong khi em vẫn đang loay hoay với những ý tường của mình và hêt giờ làm bài” Trong kì thi dại học năm đó, tôi đã bướng bỉnh không làm theo lời cô và kết quả là điểm thi đại học môn văn của tôi thấp hơn so với các bạn cùng lớp. Từ đó tôi rút ra một kinh nghiệm  trớ trêu rằng việc rập khuôn những gì có sẵn thì dễ chịu hơn là cố gắng tự mình suy nghĩ.

 

Xây dựng phương pháp học cùng RMIT

Learning Masters là chuyên mục xuất hiện trên Vietweek, tuần báo tiếng Anh của Thanh Niên, vào đầu tháng. Chuyên mục này mang đến những kiến thức hữu ích về phương pháp học tập.

Chuyên mục này do các chuyên gia thuộc phòng Kỹ năng Học Thuật, Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, phụ trách

Độc giả có thể đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến theo địa chỉ email: learningmatters@thanhniennews.com

Hiện tại, tôi đang làm việc cho một trường ĐH quốc tế tại TP.HCM. Mỗi lần nghe các đồng nghiệp nước ngoài than vãn về việc sinh viên Việt Nam thiếu tác phong suy nghĩ độc lập và tư duy sắc bén, tôi lại chạnh lòng. Thiết nghĩ đó là thực tế đáng buồn, nhưng cũng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các em. Tôi thường băn khoăn ai là người nên chịu trách nhiện cho thực tế này? Phải chăng các em sinh viên đã không tập tu duy? Các trường trung học và các giáo viên lớp luyên thi đại học đã không khuyến khích học sinh suy nghĩ độc lập? Nền giáo dục nước nhà vẫn còn những khiếm khuyết về hình thức đánh giá học sinh? Hay việc xã hội quá coi trọng danh giá được làm sinh viên ĐH mà quên đi bản chất của việc học đại học?”

Hầu hết các em sẽ làm theo đa số là học thuộc lòng những bài văn mẫu mượt mà có sẵng sau vài lần nỗ lực tự viết những cảm tưởng của riêng mình nhưng lại không được đánh giá cao bằng bạn bè. Điều này sẽ khiến các em mất dần thói quen diễn đạt cảm tưởng. Hầu hết các trường phổ thông trung học đều không muốn tên tuổi của mình gắn liền với tỷ lệ học sinh trượt đại học cao trong các kì thi tuyển sinh. Vì thế, các thầy cô giáo sẽ chịu áo lực trong việc lập thành tích giảng dạy và có khuynh hướng dạy cho học sinh mình cách an toàn nhất để đậu đại học.

Trong những lần trò chuyện với các đồng nghiệp nước ngoài, tôi được biết ở các quốc gia khác, kết quả của kì thi tôt nghiệp phổ thông trung học được chọn làm tiêu chí để xét tuyển vào đại học. Giá như điều này cũng được áp dụng tại Việt Nam thì học sinh chúng ta sẽ không phải học tập môt cách vất vả cho hai kì thi quan trong trong cùng một năm học - kì thi tốt nghiệp phổ thông trung học và kì thi tuyển sinh đại học. Thay vì chạy ngược xuôi đến các lớp học luyện thi ban đêm, cố gắng nhồi nhét kiến thức để rồi lãng quên ngay khi vào được đại học, các em sẽ có thêm thời gian để tận hưởng quãng  thời gian cuối cấp đẹp đẽ của mình.

Trên thực tế, ngay cả những em đã vượt qua kì thi tuyển sinh đại học cũng chưa hẳn đủ khả năng thích ứng với môi trường giáo dục đại học. Sau mười hai năm, thói quen học thuộc lòng, rập khuôn những gì có sẵn đã ăn sâu vào tác phong học tập của các em. Vì vậy, việc mong muốn các em biết cách lập luận và bảo vệ quan điểm của mình ngay khi vào đại học là điều  không dễ dàng gì. Các em thường rơi vào trạng thái bối rối, thậm chí nản lòng với các phương pháp giáo dục chủ động ở các trường đại học quốc tế. Trước mỗi kì thi, các em thường vô vọng trông đợi các giảng viên cung cấp đề cương ôn tập như ở các cấp học dưới. Tôi đồng cảm với những học sinh Việt Nam lần đầu trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế. Tuy nhiên, đồng cảm không có nghĩa là đồng tình với thái độ trì trệ không muốn học hỏi của các em. Tại các trường đại học, nhũng bộ phận tư vấn kĩ năng học thuật và những phòng ban hỗ trợ sinh viên được lập ra để giúp các em học cách làm quen với hình thức học tập mới.Tuy nhiên, đáng buồn rằng vẫn còn nhiều sinh viên không biết trân trọng những dịch vụ hữu ích như thế.

Tháng chín đang đến. Hàng trăm sinh viên sẽ bắt đầu kì học đầu tiên tại đại học. Từ tận đáy lòng, tôi chúc mừng các em đã vượt qua được kì thi tuyển sinh đầy cam go và chúc các em đạt nhiều thành tích tốt trong học tập. Tôi chúc các em thành công trong việc tự đưa mình ra khỏi lối mòn học tập thụ động. Chúc các em xây dựng được cho mình lối tư duy độc lập để xứng đáng với niềm tự hào được là sinh viên đại học. Làm được điều này sẽ không dễ nhưng cũng không có nghĩa các em không thể làm được. Tôi rất thích một câu danh ngôn của Helen Keller: “Dù tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé, tôi vẫn là một phần của cả tập thể. Dù tôi không thể tự mình làm được mọi thứ, tôi vẫn tin rằng mình có thể làm được gì đó và sẽ không tự chối bỏ những gì mình có thể làm”

Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn chia sẻ một vài lời khuyên dành cho các em sinh viên Việt Nam mới bước chân vào môi trường giáo dục đại học:

- Các em hãy tập làm quen với những hình thức học mới thay vì cảm thây lo sợ bởi chúng. Nếu không hiểu bất cứ điều gì, các em hãy mạnh dạn hỏi thầy cô, bè bạn.

- Đừng đợi đến gần những ngày thi mới bắt đầu học.

- Quan trong nhất là hãy biết tin vào bản thân. Nếu các em không thể thay đổi được cách dạy và học thụ động của đại đa số, thì hãy tự thay đổi tác phong học tập của chính mình. Hãy nỗ lực tự suy nghĩ, tư duy và trân trọng những ý kiến của mình. Hãy tự hào về quan điểm của mình và đừng rập khuôn ý kiến của người khác.

Pham Nguyen Hoang Dy
(Phòng Kỹ năng Học thuật, Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam)

>> Xem phiên bản tiếng Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.