Trước đó nữa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có chuyến thăm rất kết quả ở Nhật, đưa quan hệ song phương này bước vào thời kỳ mới mà cả về biểu hiện bề ngoài lẫn trong thực chất đều hơn hẳn quan hệ Ấn - Trung.
Cả Ấn Độ dưới thời ông Modi và Nhật đều nỗ lực tranh thủ các nước ở Nam Á. Ấn Độ có nhu cầu đặc biệt vì đó là khu vực láng giềng gần. Còn đối với Nhật, định hướng đối ngoại của ông Abe là tranh thủ mọi đối tác xa gần nhằm gây dựng vai trò lớn hơn và ganh đua với Trung Quốc ở mọi nơi, mọi lĩnh vực.
Vì thế, với chuyến đi này, ông Tập Cận Bình thực thi chính sách tranh thủ các nước trong khu vực nhưng cân bằng các cặp quan hệ của Trung Quốc với từng nước chứ không bên trọng bên khinh, đồng thời quyết liệt ganh đua ảnh hưởng ở khu vực với các đối tác bên ngoài, kể cả Ấn Độ và đặc biệt là Nhật.
Chất lượng và tầm vóc mới trong quan hệ giữa Ấn Độ và Nhật cũng như ý định của Tokyo dùng tiềm lực tài chính để đầu tư và cấp phát tín dụng cùng với ưu đãi thương mại cho các nước trong khu vực là những thách thức lớn đối với Trung Quốc. Hơn nữa, với ông Modi ở Ấn Độ, Bắc Kinh sẽ khó khăn hơn trước trong quan hệ với New Delhi. Chuyến thăm của ông Tập có thể thuận lợi ở các nơi khác nhưng không hẳn thế ở Ấn Độ.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)