Cận cảnh đàn dê lai sơn dương có lông và bờm giống sư tử

12/08/2015 08:52 GMT+7

(TNO) Đàn dê lai sơn dương có lông và bờm giống sư tử ở Lâm Đồng có thể là một nguồn gien quý, giống như trường hợp đàn bò tót lai ở Ninh Thuận.

(TNO) Đoàn công tác của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng ngày 11.8 đã đến khu du lịch Làng Cù Lần, thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) để khảo sát, nghiên cứu đàn dê lai sơn dương có lông và bờm giống sư tử. Đây có thể là một nguồn gien quý, giống như trường hợp đàn bò tót lai ở Ninh Thuận.

 Dê đực bố được mua từ thôn Long Lanh cách đây 2 năm Dê đực chủ đàn được mua từ thôn Long Lanh cách đây 2 năm mà theo người bán là "do dê nhà phối giống với sơn dương sinh ra"
Ông Văn Tuấn Anh, chủ đàn dê cho biết cách đây vài năm trong dịp đi thăm đồng bào dân tộc ở thôn Long Lanh, xã Đạ Chais (Lạc Dương) ông phát hiện có những con dê hình thù khác lạ, độc đáo được thả rông, ban đêm chúng đào hang để ngủ như sơn dương. Theo người dân thôn Long Lanh, những con dê này do dê nhà giao phối với sơn dương sinh ra.
Ông Tuấn Anh quyết định mua 1 cặp dê bố mẹ của người dân tộc bản địa về nuôi. Tiếp đó ông Anh mua thêm 1 dê đực thả rông của người dân tộc huyện Đam Rông (Lâm Đồng) về thả chung. Sau 2 năm nuôi thả hoang dã, đàn dê phát triển lên 19 con, càng lớn hầu hết đều có hình thể, màu lông, bờm tựa sư tử.
“Đàn dê rất dễ nuôi, chỉ thích ăn cỏ tạp, đào hang để ngủ, những đêm sáng trăng đàn dê kéo nhau lên đổi gặm cỏ, đặc biệt đàn dê không hề bị bệnh như dê nuôi nhốt”, ông Tuấn Anh cho biết thêm.
Nhận định bước đầu, PGS-TS Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở KH-CN Lâm Đồng cho rằng với bộ lông dày, bờm dài, sừng dẹp và cong… đàn dê thể hiện tính hoang dã rất cao; nếu đúng đàn dê có nguồn gốc lai từ sơn dương của rừng quốc gia Bidoup- Núi Bà thì đây là động vật quí hiếm của tỉnh, cần phải bảo tồn và phát triển.
Tuy nhiên để xác định rõ nguồn gốc đàn dê lạ này, Sở KH -CN sẽ tổ chức lấy mẫu giám định gen để xác định dê lai từ nguồn gốc nào, hay dê bản địa.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai, chuyên nghiên cứu về động vật của Viên nghiên cứu khoa học Tây nguyên (Viện NCKHTN), cho biết đây là lần đầu bà thấy đàn dê hình thể, màu lông lạ giống sư tử.
Theo bà Phương Mai, tại Bảo tàng sinh học của Viện NCKHTN chưa có mẫu sưu tập động vật tương tự đàn dê này. Tuy nhiên, bà Mai cho biết có thể dùng sinh học phân tử để nghiên cứu di truyền AND để tìm hiểu đàn dê này lai từ dê bản địa hay từ một giống dê khác.
PV Thanh Niên Online ghi nhận một số hình ảnh về đàn dê lạ này:
 Những con dê “hậu duệ” vóc dáng, màu lông tựa sư tử Những con dê “hậu duệ” vóc dáng, màu lông tựa sư tử
Bờm cổ dê dài Sừng dê dẹp và cong, bờm cổ dài
Dê đực trưởng thành nặng hơn 50kg
Đàn dê có bờm trên lưng và màu lông khác lạ
Đầu dê xum xuê bờm trông oai vệ
Dê mẹ màu đen, theo sau là dê bố
Hình dáng dê khác xa với dê nhà nuôi
Dê rất dễ nuôi, thích ăn cỏ tạp
Hai chú dê con mới sinh được 5 ngày tuổi
Dê bố đầu tiên
Bảo tàng sinh học của Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên chưa có mẫu sưu tập động vật tương tự đàn dê này.
PGS- TS Lê Xuân Thám, Giám đốc sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế đàn dê lạ.PGS- TS Lê Xuân Thám, Giám đốc sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế đàn dê lạ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.