Đó là một trong rất nhiều ý kiến của bạn đọc gửi về tòa soạn sau khi đọc bài “Hết hồn” với bổn phận trẻ em trên Thanh Niên ngày 14.11.
Nhiều quy định xa thực tế
Luật phải bắt nguồn từ cuộc sống, đi vào cuộc sống, đừng quy định những thứ quá xa vời như bổn phận, nghĩa vụ trẻ em... Đó nên chăng là phương hướng giáo dục trẻ em, dạy cho các em những bài học làm người, biết yêu và trung thành với Tổ quốc mình.
Đào Thị Lệ
(daole@yahoo.com)
(daole@yahoo.com)
Quan trọng là chính sách
Luật quy định khá nhiều quyền trẻ em. Có quyền nhưng nhà nước không có chính sách đi kèm thì quyền đó liệu có thực hiện được? Ví dụ như quyền được chăm sóc, phát triển toàn diện của trẻ em. Quyền này phải được thực hiện bằng chính sách cụ thể nào, ai là người thực hiện thì không thấy nói. Nếu luật chỉ quy định chung chung như vậy e rằng sẽ khó đi vào cuộc sống.
Võ Thị Mỹ Lợi
(vothimyloi@gmail.com)
(vothimyloi@gmail.com)
Không nên nâng tuổi
Nâng độ tuổi trẻ em từ 16 lên 18 tuổi theo tôi là không nên. Một thực tế dễ nhận thấy, đa số các em ở thành thị hay nông thôn dù chưa đến 18 tuổi nhưng thể chất phát triển khá hoàn thiện, nhận thức cũng vậy. Hơn nữa, nếu sửa độ tuổi ở luật này sẽ kéo theo việc sửa đổi độ tuổi ở các luật khác. Vì vậy, theo tôi, giữ độ tuổi trẻ em như cũ (16 tuổi) là hợp lý.
Trần Minh Hoàng
(minhhoang89@yahoo.com)
(minhhoang89@yahoo.com)
Hạn chế bạo lực trẻ em
Tình trạng bạo hành trẻ em ngày một gia tăng, những vụ việc mà báo chí đăng tải gần đây khiến dư luận hết sức đau lòng. Vì vậy, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần quy định rõ, có chế tài cụ thể đối với từng hành vi bạo lực, hành hạ, xâm hại trẻ em. Luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, tổ chức xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cá nhân, tổ chức nào biết trẻ em đang bị bạo hành mà không có biện pháp can thiệp ngay lập tức thì sẽ bị xử lý cụ thể như thế nào?
Bùi Trọng Nghĩa
(trongnghia43@yahoo.com)
(trongnghia43@yahoo.com)
Bảo vệ sức khỏe trẻ em
Tôi tâm đắc với ý kiến trẻ em cần được chăm sóc toàn diện trong 3 năm đầu đời. Nếu có khởi đầu tốt thì sau này sức khỏe của trẻ em tốt đồng nghĩa với cả thế hệ ấy sẽ có được sức khỏe tốt. Quy định này sẽ cụ thể hơn ở việc trẻ em được uống sữa, được tiêm ngừa, chữa bệnh... Nếu quy định như vậy thì hành vi nâng giá sữa, giá thuốc, từ chối chữa bệnh cho trẻ em... là vi phạm luật, thậm chí có thể bị xử lý hình sự. Được như thế thì lo gì tương lai của thế hệ trẻ VN không khỏe mạnh, dẻo dai.
Vũ Thị Mỹ Hạnh
(myhanh_vu@gmail.com)
(myhanh_vu@gmail.com)
Mong trẻ em không còn bị lợi dụng
Luật cần cương quyết bảo vệ trẻ em trước hành vi lợi dụng trẻ em như một công cụ để kiếm tiền, mua bán ma túy... Hằng ngày ra đường, nhìn cảnh người lớn ôm đứa trẻ ngủ vùi (chắc là cho uống thuốc ngủ), trẻ em đi bán vé số hay trẻ em bị lợi dụng làm việc này việc kia mà tôi xót xa. Mong rằng sau khi luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hiệu lực, những hình ảnh đau lòng như thế này sẽ chấm dứt trong xã hội VN.
Nguyễn Tuyết Khoa
(tuyetkhoanguyen@yahoo.com)
(tuyetkhoanguyen@yahoo.com)
Vũ Ngọc Khánh
(TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) Phạm Hòa Giang (Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) T.T - Duy Khang
(thực hiện) |
Bình luận (0)