• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Cần hiểu rõ về bệnh viêm khớp dạng thấp

24/08/2017 03:37 GMT+7

Lịch sử phát triển và tên gọi của viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp đã được biết từ hồi Hypocrate, nhưng mãi đến những năm gần đây mới thống nhất được tên gọi, tiêu chuẩn chẩn đoán và cơ chế sinh bệnh. Ngày nay, đa số các nước trên thế giới đều gọi là viêm khớp dạng thấp.

Bài: Bs. Trần Phạm Quang Thuận

 

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp thường gặp, biểu hiện có tính chất hệ thống, mạn tính, những đợt tiến triển bệnh xen kẽ với tình trạng viêm mạn tính khớp. Tổn thương cơ bản đầu tiên của bệnh là ở màng hoạt dịch khớp, cơ chế tự miễn. Tiến triển bệnh sẽ gây bào mòn khớp, dính cứng khớp, từ đó ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của người bệnh. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị toàn diện kết hợp nhiều phương pháp như nội khoa, phục hồi chức năng vận động khớp, phẫu thuật chỉnh hình… nhằm khống chế tình trạng viêm khớp tiến triển cũng như làm chậm tiến trình tổn thương cấu trúc xương khớp cho các bệnh nhân. Đây là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh cơ xương khớp (các bệnh thấp khớp), nhóm bệnh có tỷ lệ mắc lớn hơn mọi nhóm bệnh, cũng là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các bệnh tự miễn ở người lớn (sau bệnh Lupus ban đỏ hệ thống).

- Biểu hiện tại khớp;

- Biểu hiện ngoài khớp;

- Biểu hiện toàn thân.

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta, tỉ lệ 0,5 - 3% dân số là người lớn. Bệnh thường gặp ở tuổi
trung niên 40 - 60 tuổi, nữ chiếm 75%. Hàng năm, ở nước ta có khoảng 700 - 750 người mới mắc viêm khớp dạng thấp trên một triệu dân từ 15 tuổi trở lên, trong đó, khoảng 80% ở độ tuổi trung niên.

 

maxresdefault

 

Cơ chế sinh bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, hiện bệnh được coi là bệnh tự miễn dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn hoặc di truyền. Kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây khởi phát một chuỗi các phản ứng miễn dịch, trong đó các tế bào lympho T đóng vai trò then chốt. Các tế bào lympho T sau khi tiếp xúc với kháng nguyên sẽ tập trung nhiều ở các khớp bị ảnh hưởng và giải phóng ra các cytokin. Vai trò của các cytokin là tác động lên các tế bào khác, trong đó có ba loại tế bào chủ yếu: lympho B, đại thực bào và tế bào nội mô mạch máu màng hoạt dịch. Dưới tác động của các cytokin, các tế bào lympho B sẽ sản xuất ra yếu tố dạng thấp có bản chất là các globulin miễn dịch (đa số thuộc nhóm IgG, một số thuộc nhóm IgM), từ đó tạo ra các phức  hợp miễn dịch lắng đọng tại màng hoạt dịch khớp và gây tổn thương khớp… Hậu quả của các quá trình này là hình thành màng máu, màng hoạt dịch (pannus). Pannus tăng sinh và phì đại, xâm lấn sâu vào đầu xương dưới sụn gây nên các thương tổn thương bào mòn xương (erosion) và hủy khớp, dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Hiện nay, dựa trên sự hiểu biết về cơ chế bệnh, các thuốc điều trị sinh học nhằm vào đích ức chế từng loại tế bào, từng loại cytokin, do đó được coi là điều trị theo mục tiêu.

 

IMG 7259

 

 

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới dựa vào tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ ACR 1987 để chẩn đoán. Tuy nhiên, hạn chế của tiêu chuẩn này chưa chẩn đoán được bệnh ở giai đoạn sớm, do đó Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ kết hợp với Liên đoàn chống Thấp khớp Châu Âu EULAR đang đề nghị ứng dụng tiêu chuẩn ACR/ EULAR 2010 và cả khuyến cáo của EULAR 2013 về điều trị viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý

- Khớp lớn bao gồm: Khớp háng, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu, khớp vai.  

- Khớp nhỏ: Khớp cổ tay, bàn ngón, khớp ngón gần. - Âm tính: RF ≤ 14 UI/ml; Anti CCP ≤17 UIml.

- Dương tính thấp: Giá trị xét nghiệm ≤ 3 lần mức bình thường.

- Dương tính cao: Giá trị xét nghiệm ≥ 3 lần mức bình thường.

Ngoài những xét nghiệm cơ bản mang tính thường quy và chuyên sâu cho bệnh viêm khớp dạng thấp như đã nêu, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng để đánh giá các tổn thương khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp trước kia chỉ sử dụng X quang quy ước, song khi xuất hiện tổn thương thường đã ở giai đoạn muộn.

Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật, siêu âm, chụp cộng hưởng từ khớp tổn thương, giúp phát hiện được các tổn thương ở giai đoạn sớm, đặc biệt đánh giá được cả mức độ viêm màng hoạt dịch.

- Chụp cộng hưởng từ khớp tổn thương: Ngoài hình ảnh bào mòn, cộng hưởng từ còn phát hiện được hiện tượng phù xương do hiện tượng viêm màng hoạt dịch gây xung huyết từng vùng của xương và sự xâm nhập của dịch rỉ viêm.

- Siêu âm khớp tổn thương với đầu dò tần số thấp (từ 5- 10 MHz): Siêu âm phát hiện dễ dàng tình trạng viêm màng hoạt dịch, dịch khớp (trong đợt tiến triển) và hình ảnh bào mòn xương sớm và chính xác.

- Nội soi khớp tổn thương: hiện sử dụng nhiều nhất với khớp gối. Ngoài khả năng chẩn đoán, (đặc biệt có vai trò quan trọng trong viêm khớp dạng thấp thể một khớp) qua hình ảnh nội soi và mô bệnh học, đánh giá tổn thương (mức độ viêm màng hoạt dịch, mức độ hủy sụn, tổn thương dây chằng...) nội soi còn là một biện pháp điều trị qua việc loại bỏ các yếu tố viêm tại chỗ, các mảnh sụn, mảnh tổ chức hoại tử.

 

osterarthritis

Việc điều trị dựa vào nguyên tắc chung điều trị Viêm khớp dạng thấp hiện nay.

- Chẩn đoán sớm với tiêu chuẩn phân loại mới ACR/EULAR 2010.

- Chiến lược điều trị bao gồm thuốc chống thấp khớp làm thay đổi diễn tiến bệnh (DMARD) cả thông thường và sinh học, ngày càng có thêm thuốc mới hiệu quả, an toàn và tiện dụng.

- Sử dụng các thang điểm đánh giá hoạt tính và lui bệnh: DAS 28 (VS/CRP), CDAI, SDAI, RADAI…

- Kiểm soát người bệnh toàn diện (Comprehensive disease control - CDC): Điều trị phải dựa trên quyết định chung của bệnh nhân và BS chuyên khoa Thấp khớp học. Mục tiêu chính của việc điều trị VKDT là tối đa hóa chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe dài hạn thông qua việc kiểm soát sớm các triệu chứng (viêm, đau), phòng ngừa tổn thương cấu trúc, bình thường hóa chức năng và giúp BN hòa nhập cuộc sống xã hội. Quy trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi  chặt chẽ. Đánh giá hoạt động của bệnh và điều chỉnh trị liệu cho phù hợp để có thể tối ưu hóa kết quả điều trị, giảm tối đa độc tính và tác dụng phụ.

 

  Điều trị VKDT hiện nay

Methotrexate (mtx) “gold standard”

Các thuốc sinh học “Treat to Target” – T2T

 MTX đơn trị có hiệu quả tốt, kể cả khi bệnh tiến triển nặng, đặc biệt khi mới mắc Methotrexate (Rheumatrex, Trexall).

- Là một trong các thuốc hiệu quả và thường dùng nhất trong điều trị nhiều loại viêm khớp.

- Là một thuốc chống thấp có thể làm thay đổi tiến trình của bệnh (DMARD), làm giảm đau, giảm sưng và giảm tổn thương khớp, giảm tàn phế. Có thể phối hợp nhóm corticosteroid ngắn ngày khi cần.

Có thể dùng kết hợp Sulfasalazine, Hyroxychloroquine để tăng hiệu quả. Nhưng hiệu quả thường bị giảm đi theo thời gian và có nhiều BN, không đáp ứng hoặc đáp ứng không đủ.

Chỉ định khi không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ với MTX

- Giảm nhanh hoạt tính bệnh.

- Tăng khả năng lui bệnh.

- Thay đổi tiên lượng bệnh.

- Giảm nguy cơ tàn phế.

- Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Có thể dùng đơn trị liệu. Dùng phối hợp với MTX cho kết quả tốt nhất. Điều trị sớm và tích cực, có thể đạt lui bệnh. Khi đạt lui bệnh bền vững (> 6 tháng) có thể giảm hoặc giãn liều.

 

Kết luận

Viêm khớp dạng thấp không chỉ là bệnh viêm khớp mạn tính, mà là bệnh lý hệ thống điển hình với cơ chế bệnh sinh phức tạp, gây tàn phế và làm giảm chất lượng sống. Các tiến bộ của y học đã mang lại thay đổi lớn trong trị liệu Viêm khớp dạng thấp, hạn chế tàn phế, nâng cao chất lượng sống và tăng khả năng lui bệnh. Chẩn đoán sớm, điều trị tích cực ngay từ đầu, tối ưu hóa vai trò của METHOTREXATE là giải pháp tốt nhất và kinh tế nhất cho đa số bệnh nhân VKDT ở nước ta.

 

Q&A

Bs. Trần Phạm Quang Thuận – Phòng khám đa khoa Vigor health

Xin Bác sĩ cho biết những triệu chứng, dấu hiệu nào để mọi người nhận biết được mình có thể đang bị bệnh VKDT?

Như tôi đã nêu ở trên, dựa vào những tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng đa số trường hợp viêm khớp khởi phát từ từ và tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Trước khi dấu hiệu ở khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể thấy các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, đau nhức và khó cử động khớp khi ngủ dậy. Khoảng 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay, sau lan xuống khớp gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân… đối xứng hai bên khớp, sưng đau, hạn chế vận động, ít nóng đỏ,… Các khớp viêm tiến triển nặng dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.

Thưa Bác sĩ, những yếu tố thuận lợi nào thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh VKDT? Và có những biến chứng gì khi dùng nhóm thuốc NSAID mà bệnh nhân sử dụng?

Các yếu tố thuận lợi gây nguy cơ mắc bệnh: nhiễm khuẩn (Epstein - Barr virus, Parvo virus... hoặc Mycoplasma, vi khuẩn đường ruột...); cơ địa (cơ thể suy yếu, chấn thương...), hoặc yếu tố môi trường (lạnh ẩm kéo dài); tuổi, giới (trên 40; nữ); tính chất gia đình, HLA - DR4... Các biền chứng khi dùng nhóm NSAID: Bệnh lý dạ dày – tá tràng do thuốc: viêm dạ dày, viêm, loét HTT, thủng dạ dày; XHTH…; cao huyết áp; phù chi và các biến cố tim mạch, suy thận, loãng xương; phụ thuộc vào thuốc; nhiễm trùng; lao…

Top
Top