Trong thời gian ông giữ cương vị Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, nhiều phong trào thanh niên ra đời và không ngừng lớn mạnh cho đến ngày nay như phong trào thanh niên tình nguyện, đưa trí thức trẻ về tình nguyện ở vùng sâu vùng xa... Ông chia sẻ gì về điều này?
Tuổi trẻ luôn có khát vọng vươn lên và hướng tới chân trời xa. Đoàn, Hội cần nâng đôi cánh ước mơ của họ, tuy có lãng mạn một chút nhưng bản chất vấn đề là hành động, tạo môi trường.
TN cần có môi trường lành mạnh để học tập, cống hiến và trưởng thành. Công việc đầu tiên và thường xuyên của Đoàn là vận động toàn xã hội chăm sóc, bồi dưỡng đào tạo nguồn lực tương lai đất nước, sao cho thế hệ trẻ sớm có tình cảm đẹp, có nhân cách phát triển, hun đúc ước mơ hoài bão lớn.
Cùng với nội dung, hình thức và phương thức tuyên truyền, một yếu tố ảnh hưởng tới tính bền vững, quy mô của phong trào TN đó là kinh phí. Theo ông, Đoàn phải giải bài toán này ra sao?
Bất cứ phong trào nào đều cơ bản xuất phát từ tính tình nguyện, tự giác tham gia của TN. Nhưng để phong trào có điều kiện triển khai bài bản, đi đến mục tiêu đã định, Đoàn cần có chương trình, dự án.
Đó là phương tiện, công cụ, hệ thống giải pháp để phục vụ cho phong trào. Cần có vai trò của Nhà nước trong vấn đề hỗ trợ và tạo điều kiện.
Kinh nghiệm cá nhân tôi, khi triển khai các dự án, chương trình phải xây dựng bộ phận theo dõi, điều phối dự án tại cơ quan thường trực T.Ư Đoàn.
Bộ phận này nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành tạo điều kiện cho phong trào, lộ trình thực hiện dự án, kinh phí... Tôi coi việc triển khai những công việc này như một trận chiến đấu lớn, chứ không đơn thuần là treo băng rôn, khẩu hiệu...
Tránh ôm đồm
Có ý kiến cho rằng, trong giai đoạn hiện nay cuộc sống có nhiều cám dỗ khiến một bộ phận TN có lối sống thụ hưởng, lệch chuẩn giá trị đạo đức xã hội, ít tham gia các hoạt động của Đoàn. Ông nghĩ sao?
Phải thừa nhận rằng thực trạng trên đang diễn ra và ngày càng rõ nét, đòi hỏi toàn xã hội hành động khẩn trương để giữ gìn cho thiếu nhi không bị hư, TN không bị hỏng trong bộn bề cuộc sống phức tạp, nhiều giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn.
|
Đoàn cần có biện pháp cùng với gia đình, nhà trường và xã hội chuẩn bị thật chu đáo cho sự ra đời những công dân tốt cho tương lai. Vì thế, vai trò của Đoàn càng nhiều hơn trong việc chăm lo vun trồng, phối hợp với các cơ quan, ban ngành làm tốt hơn nữa việc giáo dục so với những công việc khác.
Tôi thấy Đoàn triển khai công việc trên có kết quả, thành tựu. Nhưng hiện nay, theo tôi Đoàn đang ôm đồm nhiều việc quá!
Theo ông, để người trẻ tham gia các phong trào do Đoàn khởi xướng một cách tự nguyện và hăng hái, Đoàn cần đổi mới nội dung, chương trình hoạt động như thế nào?
Những nhà giáo dục lớn trên thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Chỉ có thể thông qua tập thể và thông qua hoạt động cộng đồng mới giúp TN phát triển toàn diện. Thanh thiếu nhi cần có sân chơi, môi trường hoạt động theo theo lứa tuổi học tập, rèn luyện, tiến bộ... Đoàn cần lấy đó làm điểm tựa để triển khai các ý tưởng giáo dục trong và ngoài nhà trường, giúp TN nêu bật phẩm chất cống hiến “sống vì mọi người” và tuổi trẻ phải lấy tiêu chí đó là niềm hãnh diện trong quá trình phát triển nhân cách, trưởng thành.
Cần những thủ lĩnh xứng tầm
Theo ông, Đoàn cần phải làm như thế nào để xây dựng phong trào thanh niên có tính bền vững, có sức lan tỏa, nhất là trong giai đoạn hiện nay?
Đoàn cần một phong trào gồm các chương trình, dự án cụ thể. Có một phong trào chung để quy tụ mọi lực lượng, trong đó có nhiều phong trào nhánh, chương trình phù hợp cho các đối tượng khác nhau.
Muốn phong trào có tính bền vững, có sức lan tỏa để thanh niên lựa chọn thì không được chủ quan áp đặt. Đơn cử như phong trào Thanh niên tình nguyện hơn thập kỷ qua có giá trị và ý nghĩa là nhờ nhu cầu rèn luyện, cống hiến của TN.
Sự tài giỏi của thủ lĩnh TN các cấp là phát hiện ra điển hình, nhân tố mới rồi khái quát lại thành chủ trương, công việc, sau đó triển khai sâu rộng trong TN.
Tên phong trào nên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Biện pháp thực hiện phải cụ thể, chi tiết nhiều hơn so với chủ trương đưa ra. Người thực hiện cần quyết liệt, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, tránh tình trạng nói nhiều mà làm ít, không thấy kết quả gì rõ ràng!
Ông nhận xét gì về chất lượng cán bộ Đoàn hiện nay?
Công tác Đoàn và phong trào TTN hiện nay rất cần đội ngũ cán bộ xứng tầm. Bác Hồ dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, Đoàn phải chọn cho mình đội ngũ cán bộ có đức, có tài, luôn nêu gương trước TN. Làm được như vậy, những thủ lĩnh TN mới hoàn thành sứ mệnh trọng đại của tổ chức Đoàn, tổ chức của những người cộng sản trẻ. Đoàn cần có tiêu chí đúng, yêu cầu cao mới chọn được cán bộ tốt; Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có thêm những tiêu chí cán bộ riêng phù hợp.
Thời kỳ nào cũng vậy, Đoàn phải tranh thủ cho mình một lực lượng nòng cốt, một đầu tầu “nhiều mã lực”.
Nếu xem nhẹ yêu cầu rèn luyện thực tiễn, thiếu kinh nghiệm thực tế, không nêu gương sáng của cán bộ Đoàn trong cuộc sống đời thường thì khó lòng nói tới xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Điều mong muốn thiết tha nhất của chúng tôi - những cựu cán bộ Đoàn là dù khó khăn đến mấy Đoàn phải làm tròn chức năng cao quý nhất là đội hậu bị tin cậy của Đảng.
Sự tài giỏi của cán bộ Đoàn là phát hiện điển hình, nhân tố mới rồi khái quát lại thành chủ trương, công việc, sau đó triển khai sâu rộng trong TN. Tên phong trào nên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
Biện pháp thực hiện phải cụ thể, chi tiết nhiều hơn so với chủ trương đưa ra. Người thực hiện cần quyết liệt, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, tránh tình trạng nói nhiều làm ít.
Theo Mai Xuân Tùng / Tiền Phong
>> Phát triển đoàn viên không nên chạy theo số lượng
>> Những căn nhà giúp đoàn viên vượt khó
>> Á hậu Dương Tú Anh: Nhiệt huyết là sức mạnh của đoàn viên
Bình luận (0)