Điều hết sức lo âu ngày 13.12 dương lịch lại trùng ngày 23.10 âm lịch là thời điểm thường xảy ra lụt lớn. "Ông tha mà bà không tha. Mần cho cái lụt hăm ba tháng mười". TS khí tượng và môi trường Trần Tiễn Khanh (Mỹ) rất quan ngại trước cận cảnh này. E-mail sáng 12.12 của ông viết: "Dự báo Mỹ lại nói do gió nghịch chiều (wind shear) nên một phần của bão Utor sẽ đổi hướng, quẹo vào bờ biển miền Trung. Sẽ có mưa to gió lớn, đặc biệt từ Tam Kỳ đến Quy Nhơn". Cuối năm 1999, chứng kiến hai trận lụt liên tiếp chẳng khác chi hồng thủy trên quê hương mình, sau khi về lại Mỹ, ông đã chú tâm hơn trong vấn đề này. Tại một công trình nghiên cứu về lũ lụt miền Trung, TS Trần Tiễn Khanh cho biết, lượng mưa năm 1999 ở Huế đã lập kỷ lục thế giới, chỉ đứng sau lượng mưa 1.870 mm đo được tại Cilaos, đảo Réunion ngày 16.3.1952. Ông viết: "Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Có nhiều sông tương đối khá lớn, nhưng chiều dài đa số ngắn và có độ dốc cao. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng. Hằng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn".
Bão Utor có đổ bộ vào miền Trung hay không? Đến lúc này, vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát do chỉ mới là dự báo. Tuy nhiên, mưa lụt lớn trên diện rộng không là viễn cảnh...
Đặng Ngọc Khoa
Bình luận (0)