Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn thất cho thị trường

08/03/2012 09:08 GMT+7

Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đang đối mặt với hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh: một số doanh nghiệp giành giật GA (văn phòng tổng đại lý) của công ty bạn bất chấp những thông lệ thị trường và nguyên tắc chính trực trong kinh doanh bảo hiểm. Thực trạng này nếu không được chặn đứng kịp thời sẽ khiến nhiều người bị thiệt.

GA “bị đổi chủ” chỉ sau 1 đêm

Văn phòng tổng đại lý (Gereral Agency - GA) là đầu mối quan trọng của các công ty bảo hiểm (CTBH) trong việc tiếp cận và phục vụ khách hàng tại địa phương. Những người được lựa chọn để mở GA phải là đại lý xuất sắc của CTBH, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý các đại lý và phục vụ khách hàng. Đổi lại, GA được hưởng thu nhập theo doanh số của các đại lý dưới quyền quản lý của mình. GA của những công ty BHNT lớn như Prudential Việt Nam thì càng có uy thế về thị trường lẫn thu nhập. Thị trường BHNT hiện nay đang có nhiều CTBH “đua sức” song xem ra Prudential Việt Nam vẫn là “chiến mã’ số 1. Chính vì lý do này mà GA của Prudential Việt Nam bị “dòm ngó” nhiều nhất. Các đối thủ tung chiêu bằng cách hứa hẹn thưởng nóng kèm nhiều lời đường mật để lôi kéo GA của Prudential. Qua trao đổi, một vị đại diện Prudential Việt Nam (đơn vị rất thành công thông qua mô hình GA với hơn 200 văn phòng tổng đại lý trong cả nước) thừa nhận Prudential đang bị “quậy” thời gian qua. Prudential đầu tư cho một GA không ít, từ việc hỗ trợ thành lập, đến việc quảng bá, đào tạo nhân viên, đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh cho người quản lý GA…Cho nên, việc một công ty khác tìm cách “hớt tay trên” có thể coi là một việc làm không chính đáng.

Một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nhấn mạnh rằng giành giật GA là một trò chơi nguy hiểm bởi nhiều người cùng thua. Công ty bị mất GA xem như chịu thiệt vì phải tốn thời gian, chi phí đào tạo đầu tư làm lại. Công ty đi “cướp GA” chắc chắn mất tiền lót tay cho GA và hình ảnh của họ chẳng mấy tốt đẹp dưới mắt mọi người. Trong cơn bão GA này nếu khách hàng không bình tĩnh vội vã hủy hợp đồng thì thiệt hại là không nhỏ. Một chuyên gia tài chính phân tích “những khách hàng bị xúi giục hủy ngang hợp đồng, chuyển sang công ty khác sẽ phải chịu phần thiệt thòi nhất về tài chính theo các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam và những điều khoản trong hợp đồng. Vì thế, khách hàng phải luôn tỉnh táo và kiên định với công ty bảo hiểm mình đã chọn cho dù một GA có tìm cách thay đổi chủ.

Hợp đồng là bất biến

Bà Thái Hồng ngụ TP.Cần Thơ, một khách hàng của Prudential Việt Nam, cho hay thời gian gần đây GA của nhiều công ty đến nhà bà thường xuyên gạ gẫm mời gọi hủy hợp đồng. “Tuy nhiên gia đình tôi 4 người tất cả đều ký hợp đồng với Prudential. Công ty chăm sóc rất tốt thì không cớ gì lại đi hủy hợp đồng chuyển sang đơn vị khác. Tôi đã nhiều lần nói thẳng với đại lý các công ty bảo hiểm rằng đừng lôi kéo như thế. Cạnh tranh như vậy là xấu”- Bà Thái Hồng nói. Anh Đức Tuấn, một khách hàng tại TP. Rạch Giá khi nói với người viết bài đã cam đoan  rằng “Hợp đồng với Prudential là bất biến. Các GA ngoài Prudential hứa hẹn cỡ nào tôi cũng gạt. Cạnh tranh kiểu đó nhìn qua là đã thấy không lành mạnh rồi”

Qua trao đổi, một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm của Prudential đã đưa ra các quyền lợi khi khách hàng duy trì hiệu lực hợp đồng. Bà nhấn mạnh nếu duy trì hợp đồng khách hàng sẽ có “4 được”. Cụ thể “4 được” đó là được bảo vệ an toàn về tài chính, được bảo hiểm, được vay tiền khi có nhu cầu đột xuất, được nhận khoản tiền tiết kiệm tích lũy theo đúng kế hoạch ban đầu. Bà cũng thẳng thắn chỉ ra những thiệt hại khi khách hàng hủy hợp đồng BHNT. Thiệt hại thứ nhất là không còn được bảo hiểm, thứ hai là kết thúc sớm những dự định trong tương lai. Thiệt hại thứ ba là giá trị nhận lại không nhiều. Và thiệt hại thứ tư là tham gia bảo hiểm lại sẽ ít thuận lợi…

“Hãy luôn là một khách hàng tỉnh táo, khôn ngoan” - vị nữ chuyên gia của Prudential Việt Nam chân thành đưa ra lời khuyên.  

Thụy Long

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.