Cannes 2012: Hollywood lấn lướt

21/05/2012 03:41 GMT+7

Liên hoan phim (LHP) Cannes 2012 bước sang ngày thứ 5 với sự lấn lướt của Hollywood trước châu u không chỉ bằng những bộ phim tham gia mà còn ở sự chiếm lĩnh thị trường phim ảnh.

Liên hoan phim (LHP) Cannes 2012 bước sang ngày thứ 5 với sự lấn lướt của Hollywood trước châu u không chỉ bằng những bộ phim tham gia mà còn ở sự chiếm lĩnh thị trường phim ảnh.

Không còn gói gọn trong màn ảnh nhỏ, Reality (Truyền hình thực tế) của Matteo Garrone thổi bùng lên nỗi ám ảnh của những người bình thường mong trở thành nổi tiếng. Lorenzo (do Aniello Arena đóng), một người bán cá ở Naples (Ý) đã chạy theo giấc mơ phù phiếm: đặt toàn bộ kỳ vọng vào chương trình truyền hình thực tế Big brother. Lorenzo thay đổi dần con người thật, chải chuốt, bóng bẩy hơn để phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất chương trình mà quên cả trách nhiệm cùng bổn phận với gia đình, vợ con. Reality là phim thuần Ý duy nhất trong danh sách 22 phim tranh Cành cọ vàng năm nay.

Trước đó, Moonrise Kingdom (Vương quốc trăng non) của đạo diễn Mỹ Wes Anderson đã mở màn cho LHP Cannes lần thứ 65 hôm 16.5. Moonrise Kingdom tranh Cành cọ vàng với sự tham dự của các ngôi sao: Bruce Willis, Tilda Swinton, Bill Murray, Edward Norton... tạo nên phát pháo dự báo LHP Cannes năm nay thật đặc sắc. Bộ phim được đánh giá đậm chất thơ, chuyện phim như trải dài trên một dòng sông lãng mạn, nhẹ nhàng nhưng không hời hợt. Tại liên hoan lần này, điện ảnh Hollywood có đến 6 trong 22 phim tranh Cành cọ vàng.

Jared Gilman (Sam) và Kara Hayward (Suzy) trong phim Moonrise Kingdom - Ảnh: IMDB
Jared Gilman (Sam) và Kara Hayward (Suzy) trong phim Moonrise Kingdom - Ảnh: IMDB
 

Nước chủ nhà Pháp tung “ngựa chiến” Rust and bone (tựa Pháp De rouille et d’os) của đạo diễn Jacques Audiard với hy vọng Cành cọ vàng sẽ ở lại quê nhà. Rust and bone nhận được những tràng pháo tay rất dài của báo giới đơn giản bởi những gì Jacques Audiard thể hiện đậm chất nhân văn, cao thượng của những con người cùng khổ phải sống trong bùn lầy. 

Thị trường phim châu u ảm đạm

Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế như ngọn roi giáng xuống những nhà sản xuất phim của cựu lục địa. Trừ nước Pháp khá thành công về doanh thu buôn bán phim tính đến hôm nay, còn lại, từ hậu trường, hầu hết các nền điện ảnh khác đến từ châu u gần như bị thua lỗ. Người Ý chỉ còn sống với hào quang của quá khứ điện ảnh. Chưa đến một nửa trong số 150 phim Ý sản xuất năm 2011 được ra rạp. Còn lại đành xếp kho hoặc in bán dưới định dạng DVD và phát sóng truyền hình.

Điện ảnh Tây Ban Nha cũng chung số phận khi bị cắt giảm đến 35% ngân sách từ nhà nước. Mặt khác, phim Tây Ban Nha không thể đấu lại những quả “bom tấn” đến từ Hollywood. Tình hình càng bi đát hơn với Bồ Đào Nha. Chính phủ nước này cũng cắt giảm mạnh đầu tư (đến hơn 38%) cho các dự án phim nội địa vì lý do khủng hoảng kinh tế, trong khi dòng phim độc lập vẫn chưa đủ lực để tồn tại giữa thị trường phim ảnh toàn cầu đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Kết quả rất nhiều nghệ sĩ tài năng ở châu u tìm cơ hội làm phim ở Mỹ, Ấn Độ, thậm chí tận châu Mỹ Latin.

Điều nghịch lý đã và đang tồn tại. Giữa hào nhoáng của sự xa xỉ, giữa vẻ bóng lộn của hào quang vốn có, thì chính LHP Cannes lại mở tung cánh cửa chào đón nền điện ảnh Mỹ với sức mạnh tài chính, công nghệ. Trong khi, quá nhiều nước châu u phải chật vật, lao đao, cố tìm mọi cách để giữ gìn văn hóa, bản sắc riêng. 

Ban tổ chức LHP Cannes 2012 bị lên án là kỳ thị nữ giới khi danh sách 22 phim tranh Cành cọ vàng không có phim nào do phái đẹp thực hiện, so với năm ngoái có đến 4 phim của nữ đạo diễn dự tranh. Nhiều ý kiến cho rằng, nữ giới chỉ giữ vai trò trang trí cho LHP với xiêm y lộng lẫy cùng vẻ đẹp tuyệt trần.

Đỗ Tuấn

>> Mê tạo dáng, "sao" bị đuổi khéo trên thảm đỏ Cannes
>> “Tứ đại mỹ nhân” Hoa ngữ rực rỡ trên thảm đỏ Cannes 2012
>> Tưng bừng khai mạc LHP Cannes 2012
>> Nicole Kidman sẽ tỏa sáng tại Cannes 2012?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.