Sau gần 3 năm chịu tác động từ đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vận hành tại các doanh nghiệp đều ít nhiều bị gián đoạn. Để mau chóng thích ứng với những diễn biến khó lường của dịch bệnh, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt như làm việc từ xa, hạn chế tiếp xúc, liên tục luân chuyển lao động theo ca kíp… Việc này phần nào giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các công sở, song lại khiến việc chấm công vốn đã nhiều phức tạp nay càng trở thành bài toán khó hơn.

Bước qua giai đoạn xoay xở để thích ứng, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp phải đối mặt tiếp với bài toán tối ưu hoạt động quản trị vận hành, mà cốt lõi là quản trị nhân sự và chi phí. Làm sao để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, gia tăng mức độ hài lòng và gắn bó của nhân viên, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận và đưa doanh nghiệp mau chóng phục hồi, tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn.

Những “điểm đau” đó như những nút thắt, nhưng cũng là “cú hích” khiến các doanh nghiệp, tổ chức buộc phải chuyển mình để tồn tại. Và chuyển đổi số để quản trị nhân sự thông minh đã nổi lên như một xu hướng, được giới chuyên gia nhận định sẽ trở thành lựa chọn tất yếu của các doanh nghiệp. Trong đó, ứng dụng công nghệ nhận diện gương mặt bằng AI là một bước tiến mang tính đột phá.

Số liệu khảo sát từ nhóm chuyên gia của Comparitech cho thấy, khoảng 40 quốc gia (trong tổng số 99 quốc gia trong phạm vi khảo sát) đã có các công ty, tổ chức triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt tại nơi làm việc.

Theo Statista, quy mô thị trường nhận diện khuôn mặt toàn cầu vào năm 2020 đạt giá trị 3,8 tỉ đô la Mỹ và được ước tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025, với giá trị dự báo là 8,5 tỉ đô la Mỹ.

Những con số trên cho thấy nhu cầu ứng dụng AI nhận diện khuôn mặt đang tăng lên nhanh chóng và trở thành xu hướng chiếm lĩnh thị trường trên phạm vi toàn thế giới, với những ưu điểm vượt trội như: thao tác đơn giản (không tiếp xúc), tính chính xác và bảo mật cao, tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành; khả năng kết nối linh hoạt và tổng hợp dữ liệu chính xác theo nhu cầu,…

Đón đầu xu hướng và nắm bắt nhu cầu thực tiễn, một số tập đoàn công nghệ trong nước đã chủ động đầu tư nghiên cứu và phát triển giải pháp ứng dụng AI nhận diện khuôn mặt để số hóa việc quản lý chấm công.

Lợi thế của giải pháp do đội ngũ kỹ sư công nghệ Việt xây dựng nằm ở năng lực thấu hiểu bài toán vận hành thực tiễn cũng như những nỗi băn khoăn và vướng mắc của doanh nghiệp Việt khi triển khai, từ đó có thể chủ động cấu hình, thay đổi hoặc nâng cấp theo nhu cầu của từng doanh nghiệp.Đặc biệt, các giải pháp phần mềm nội địa thường dễ dàng kết nối, tích hợp với các hệ thống bên ngoài, giúp khách hàng có thể tùy chọn phù hợp với doanh nghiệp mình, tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư, hỗ trợ tận dụng tối đa và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu nội bộ.

Trong các giải pháp hiện có trên thị trường trong nước, đáng chú ý là vnFace - giải pháp quản lý chấm công thông minh sử dụng công nghệ AI do Tập đoàn VNPT nghiên cứu và phát triển. VnFace cung cấp dịch vụ ở dạng mô hình SaaS (viết tắt của Software-as-a-Service - tạm dịch là Phần mềm dạng dịch vụ). Theo đó, khách hàng có thể sử dụng trực tiếp phần mềm bằng giao diện web, mobile hoặc tích hợp vào các ứng dụng công nghệ thông tin của khách hàng hoặc sử dụng bộ giải pháp vnFace như một module để xây dựng thành giải pháp cung cấp cho khách hàng thứ 3.

Bên cạnh đó, vnFace phát triển các module chức năng, các API/SDK chuyên biệt, cho phép các hệ thống bên ngoài có thể kết nối, tích hợp với sản phẩm một cách dễ dàng và thuận tiện.

Giải pháp có khả năng siêu bảo mật nhờ công nghệ mã hóa an ninh Secure Hash Algorithm, đảm bảo lưu trữ mọi dữ liệu ở chuẩn an toàn cao nhất. Công nghệ này giúp giải quyết triệt để nỗi lo của nhân viên trước vấn nạn bị lộ thông tin hay sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân vào những mục đích khác nhau, từ đó tạo tâm lý yên tâm và thoải mái cho tất cả nhân sự trong doanh nghiệp.

Ứng dụng dễ dàng tích hợp với các hệ thống đóng/mở cửa tự động. Nhân viên chỉ cần đứng trước tablet, sử dụng giọng nói “nhờ” trợ lý ảo iSee (do chính đội ngũ nhân viên của Trung tâm Sáng tạo VNPT-IT nghiên cứu phát triển) đánh thức thiết bị và chấm công bằng khuôn mặt. Thao tác hoàn thành chỉ trong khoảng 1 giây.

Nhiều chuyên gia công nghệ nhận định vnFace sẽ là điểm chạm “số” ấn tượng, giúp nâng tầm trải nghiệm cho nhân viên ngay khi bước tới văn phòng.

Anh Trần Khang, giám đốc nhân sự của một doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội, đánh giá: “Từ khi có vnFace, việc điểm danh và tổng hợp dữ liệu chấm công của gần 5.000 nhân sự làm việc tại 36 cửa hàng, chi nhánh của công ty trên toàn quốc trở nên đơn giản hơn hẳn. Team C&B không phải tốn thời gian đối chiếu dữ liệu camera và xử lý đơn từ, khiếu nại liên quan đến sai sót vân tay như trước nữa. Với tôi, vnFace thực sự là trợ thủ đắc lực giúp dễ dàng nắm bắt tổng quan tình hình nhân sự đi làm/vắng mặt trong ngày tại mọi chi nhánh trên một màn hình dashboard thống kê theo thời gian thực (real-time), từ đó báo cáo lãnh đạo ngay khi có yêu cầu. Đặc biệt, vnFace cho phép điều chỉnh ngưỡng AI và phân quyền cho nhân sự phù hợp với chức năng hay nhu cầu nghiệp vụ cụ thể, giúp việc điều hành, quản trị khoa học và tiện lợi hơn”.

Được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2021 (Stevie Awards International Business Awards), vnFace đã vinh dự giành giải Bạc ở hạng mục sản phẩm B2B, khẳng định sự khác biệt so với nhiều giải pháp cạnh tranh.

VnFace hướng tới mục tiêu chuyển đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp, tổ chức cũng như trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình phổ cập công nghệ IoT (Internet kết nối vạn vật).vnFace được đánh giá là phù hợp phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ quan Nhà nước, các trường học. Với các ưu thế vượt trội so với các sản phẩm tương tự, sản phẩm được dự báo sẽ chiếm lĩnh 30% thị trường trong 5 năm tới.

Nguồn: VNPT

Báo Thanh Niên
15.12.2022
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Top