Người bạn trẻ ấy tên Nguyễn Phạm Thiên Huy. Sinh ra trong một gia đình khá giả gốc Huế, sa vào ăn chơi, một lần phạm pháp Huy bị vào tù. Trong những đêm khuya trò chuyện quanh dòng xúc cảm về nỗi nhớ nhà, Huy được một bạn tù già cùng phòng khuyên nhủ: “Nhân chi sơ tính bổn thiện. Ta thấy con thích trồng cây, nuôi gà, vịt... nên chắc tâm địa không phải xấu xa. Ra tù cố gắng làm ăn sẽ thành công”.
Huy tâm sự về dự định cho năm 2009: “Mình đang nuôi ý tưởng về việc xây dựng một nhà hàng mang đậm phong cách nhà rường Huế ở hai bờ sông Hương. Khi du khách đi thuyền trên sông có thể ghé chân ăn uống, thưởng ngoạn và chiêm nghiệm những nét văn hóa đặc sắc của xứ kinh kỳ... |
Huy liền vay mượn tiền đến tận nơi mua lại tất cả gỗ, kèo, cột với giá rẻ vì có người cũng không biết làm gì ngoài việc nhen lửa. Có vật liệu trong tay, Huy chạm khắc chúng lại thành những cây cột tinh xảo bán cho khách. Nhận ra hiện nay nhiều bạn trẻ và khách du lịch thích đến những quán ăn, quán trà, cà phê... có không gian ấm cúng, cổ kính của nhà rường, Huy bắt đầu sự nghiệp bằng việc mở xưởng mộc phục dựng nhà rường.
Một góc Tịnh Tâm Kim Cổ, công trình tâm đắc của Thiên Huy với tiền công được trả hơn 5 tỉ đồng |
Từ số vốn ban đầu, Huy đi thu mua cổ vật từ khắp nơi trong dân chúng bán lại cho những người yêu thích. “Tất nhiên không phải cái gì mình cũng đem bán. Như bức hoành phi tứ đại đồng đường thời nhà Nguyễn hay những bức tranh gỗ Lệ Chi vẽ các anh hùng Thủy Hử của Trung Hoa hồi trước mình mua chỉ mấy triệu đồng, giờ giá cả ngàn đôla nhưng mình không bao giờ bán - Huy bảo rồi nói thêm - Tiền đối với công việc làm ăn quan trọng thật, nhưng người Huế còn coi trọng những giá trị văn hóa tinh thần này gấp nhiều lần”.
Huy nuôi ước mơ phục dựng những căn nhà rường cổ, vốn là nền văn hóa truyền thống và là niềm tự hào của người Huế.
Đến tham quan công trình Tịnh Tâm Kim Cổ, nơi trưng bày sản phẩm vàng bạc, đá quý Huy làm cho một ông chủ tiệm vàng ở Huế, nhiều người trầm trồ trước những cây cột, kèo bằng gỗ lim chắc chắn, nét chạm khắc rồng phụng tinh xảo, bố cục không gian hài hòa. “Ngoài Tịnh Tâm Kim Cổ, mình còn tâm đắc với những “tác phẩm” khá đồ sộ như chùa Châu Long hay ngôi nhà của một người có gốc gác thế gia sau lưng lăng vua Tự Đức” - Huy tự hào.
Với xưởng mộc của mình, chàng trai 26 tuổi này đã tạo được công ăn việc làm cho hàng chục thanh niên địa phương và bảo tồn nghề chạm khắc tinh xảo của nhiều thợ mộc gia truyền xứ Huế.
Theo Lê Quang Minh (Tuổi Trẻ)
Bình luận (0)