Bất thường dễ hiểu

05/12/2012 03:00 GMT+7

Khác với cách hành xử thường thấy là phản hồi ngay lập tức khi xảy ra sự cố của các thương hiệu lớn, đã 5 ngày kể từ khi các lô "hàng hiệu giá bèo" với các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, D&G được phát hiện, cả công ty nhập khẩu và công ty nhận là chủ lô hàng đều chưa đến làm việc với cơ quan điều tra để có câu trả lời rõ ràng cho dư luận. Thái độ bất thường và chậm trễ này không quá khó hiểu.

Khác với cách hành xử thường thấy là phản hồi ngay lập tức khi xảy ra sự cố của các thương hiệu lớn, đã 5 ngày kể từ khi các lô "hàng hiệu giá bèo" với các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, D&G được phát hiện, cả công ty nhập khẩu và công ty nhận là chủ lô hàng đều chưa đến làm việc với cơ quan điều tra để có câu trả lời rõ ràng cho dư luận. Thái độ bất thường và chậm trễ này không quá khó hiểu.

Bởi sự việc này, chỉ có 2 câu trả lời. Thứ nhất, nếu các lô hàng hiệu bị phát hiện ở tầng hầm khách sạn Sheraton Sài Gòn là hàng thật, thì các công ty này đang trốn thuế bằng cách khai cực thấp giá trị lô hàng. Cụ thể, giá theo tờ khai hải quan chỉ khoảng từ 2 - 6 USD/sản phẩm (40.000 - 120.000 đồng) quần áo, giày dép - thắt lưng, khăn quàng hàng hiệu Ý. Với mức giá bèo này, số thuế mà họ phải nộp là không đáng kể (27 triệu đồng) và ngân sách bị thất thu lớn.

Còn nếu đó là hàng giả, có nghĩa là người tiêu dùng Việt Nam đã bị móc túi một cách thô bạo và trắng trợn nhất. Họ đã phải trả giá gấp hàng trăm lần giá trị thật của các sản phẩm trên. Đơn cử như giá quần jeans của lô hàng trên theo tờ khai hải quan chỉ 5,35 USD/chiếc, tương đương 110.000 đồng trong khi giá bán trên thị trường lên đến hàng chục triệu đồng/chiếc.

Trốn thuế hay lừa dối, móc túi người tiêu dùng... đứng trước sự lựa chọn 1 trong 2 kết quả trên thì sự chậm trễ hợp tác, chậm trễ phản hồi như nói trên là dễ hiểu. Tất nhiên, không loại trừ trường hợp, câu trả lời thứ 3 - thứ 4 sẽ được đưa ra sau nhiều ngày "tương kế tựu kế". Nhưng đó chỉ là "thủ tục", riêng với người tiêu dùng, hình ảnh về các thương hiệu hàng hiệu này đã khác. Bởi hàng hiệu không đơn giản chỉ là chất lượng sản phẩm hay xu hướng thời đại mà nó tạo ra. Quan trọng hơn là uy tín, là những giá trị về văn hóa, xã hội... được xây dựng theo thời gian. Nên mới có chuyện, cùng chất liệu, cùng quy trình sản xuất nhưng sản phẩm này có giá cao gấp nhiều lần sản phẩm khác. Vì vậy, họ không chấp nhận sự dối trá dưới bất cứ góc độ nào.

Thuê những mặt bằng sang trọng nhất, đắt đỏ nhất; bán những sản phẩm có giá cao ngất ngưởng, chắc chắn không ít người đã thắc mắc, làm thế nào một số công ty kinh doanh hàng hiệu vẫn "sống khỏe". Vụ "hàng hiệu giá bèo" bị phát hiện nói trên đã hé lộ một phần sự thật về phương thức kinh doanh, kiếm lợi của họ. Vấn đề còn lại là thái độ ứng xử của chúng ta trước những sự việc này. Chúng ta đã từng tẩy chay các công ty kinh doanh bất chấp vấn đề ô nhiễm môi trường; chúng ta đã hài hước các nghệ sĩ mặc hàng nhái, hàng hiệu; chúng ta phản đối các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, chất lượng...

Đây là lúc người tiêu dùng thực hiện quyền lực của mình. Quyền tẩy chay những công ty làm ăn gian dối.

Nguyên Khanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.