Hậu chất vấn

11/06/2015 06:37 GMT+7

Hôm nay, QH bắt đầu chất vấn các thành viên Chính phủ - nội dung luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước tại các kỳ họp QH. Kỳ này, sự mong chờ như nhân lên vì phiên họp được diễn ra ngay sau khi QH xem xét dự án luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND.

Hôm nay, QH bắt đầu chất vấn các thành viên Chính phủ - nội dung luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước tại các kỳ họp QH. Kỳ này, sự mong chờ như nhân lên vì phiên họp được diễn ra ngay sau khi QH xem xét dự án luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND.
Chiều 9.6, khi thảo luận dự án luật này, nhiều ĐBQH đã có ý kiến đề nghị phải “luật hóa” việc chất vấn và trả lời chất vấn, đặc biệt phải coi trọng “hậu chất vấn”, nâng cao trách nhiệm cá nhân của cả người hỏi và người trả lời.
Ngay trước phiên chất vấn, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH đã gửi tổng hợp hơn 1.000 ý kiến, kiến nghị của cử tri đến kỳ họp. Ngoài những kiến nghị cụ thể về các vấn đề kinh tế - xã hội, có điểm khá đặc biệt là tại kỳ họp này những kiến nghị về việc nâng cao chất lượng công tác lập pháp và bảo đảm luật pháp được thực thi nhiều hơn hẳn các kỳ trước (hơn 200 kiến nghị), tiếp theo là những kiến nghị về hoàn thành khung khổ pháp lý trong chống tham nhũng. Điều này cho thấy, ý thức của cử tri về những vấn đề bản chất trong đời sống xã hội đã được nâng lên.
Một khảo sát nhanh của PV Thanh Niên cho thấy, cử tri đánh giá cao các phiên chất vấn của QH các kỳ gần đây, rằng việc chất vấn theo nhóm vấn đề đã khiến nhiều nội dung được tranh luận, làm rõ. Nhưng cử tri cho rằng, dù ĐBQH có chất vấn hay đến mấy, các thành viên Chính phủ có trả lời trôi chảy đến đâu thì quan trọng hơn cả vẫn là hậu chất vấn, vấn đề được giải quyết thế nào? Các lời hứa của bộ trưởng, kiến nghị sau giám sát được thực hiện ra sao? Hành động của các bộ trưởng mới chính là câu trả lời hay nhất, được cử tri mong đợi nhất.
Thực tế, có rất nhiều vấn đề nêu ra từ nhiều kỳ họp, chất vấn nhiều đời bộ trưởng nhưng chưa được giải quyết, ví dụ chuyện “nông sản được mùa mất giá”, ví dụ “liên kết 4 nhà”, ví dụ như cam kết nông dân có lãi 30%, chuyện minh bạch giá điện…
Sau chất vấn, QH cần đề nghị ĐBQH trên cơ sở theo dõi hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn giám sát những chuyển biến trên thực tế của trưởng ngành đến đâu. Các ĐBQH sau đó phản ánh đến Ủy ban Thường vụ QH đánh giá về việc thực hiện lời hứa của tư lệnh ngành trên thực tế, có tốt như lời nói trên nghị trường hay chưa? Chính ràng buộc này khiến các bộ trưởng phải có trách nhiệm hơn với lời hứa của mình và cũng là đòi hỏi các ĐB của dân phải nâng cao trách nhiệm trước dân.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.