Quyền hành nghề luật sư

20/04/2015 06:45 GMT+7

Kể từ khi được thành lập tháng 5.2009, Liên đoàn Luật sư VN đã thiết lập cơ chế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, của các Đoàn luật sư thành viên, bước đầu tạo được niềm tin, chỗ dựa đáng tin cậy như ngôi nhà chung thống nhất cho sự phát triển nghề luật sư VN.

Kể từ khi được thành lập tháng 5.2009, Liên đoàn Luật sư VN đã thiết lập cơ chế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, của các Đoàn luật sư thành viên, bước đầu tạo được niềm tin, chỗ dựa đáng tin cậy như ngôi nhà chung thống nhất cho sự phát triển nghề luật sư VN.

 Tại Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc nhiệm kỳ 2 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đánh giá Liên đoàn Luật sư đã chủ động phối hợp với TAND tối cao, Viện KSND tối cao và Bộ Công an kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tố tụng, tôn trọng quyền hành nghề hợp pháp của luật sư. Chủ tịch nhấn mạnh, với tư cách là chủ thể tham gia vào hoạt động tư pháp, luật sư có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công dân...
Tuy nhiên, thời gian qua, việc hành nghề của luật sư cũng gặp nhiều cản ngại, vướng mắc trong việc tiếp cận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, trong đó tập trung ở các khâu thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, gặp mặt trong trại tạm giam. Nghiêm trọng hơn, có một vụ việc như luật sư Trần Hồng Lĩnh bị tạt a xít tại Hải Phòng, vụ Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng bị đổ xăng đốt tại Hà Nội, một số luật sư bị đe dọa, hành hung tại phiên tòa... dù đã được liên đoàn can thiệp, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa khởi tố điều tra nhằm truy tìm thủ phạm.
Thực trạng này không chỉ gây bất lợi đối với quyền hành nghề hợp pháp của luật sư, mà còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh luật sư trong xã hội, khiến cho sự nguy hiểm rủi ro trong hành nghề luật sư gia tăng. Nó cũng làm cho luật sư chịu áp lực, ngại ngần tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội, hạ thấp sự tín nhiệm của công chúng đối với luật sư, làm tổn hại đến danh dự của luật sư. Trách nhiệm của luật sư là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, bảo vệ sự thực thi đúng đắn và công minh của pháp luật.
Nếu quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân luật sư không bảo vệ được, thậm chí bị xâm phạm thì làm sao có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội?
Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc đã bầu ra Hội đồng Luật sư toàn quốc nhiệm kỳ 2, coi nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền hành nghề của luật sư là trọng tâm hàng đầu. Thời gian tới, liên đoàn, các đoàn luật sư địa phương và đội ngũ luật sư cần tích cực tham gia góp ý, sửa đổi, bổ sung một số đạo luật lớn liên quan trực tiếp đến việc hành nghề của luật sư. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, cơ chế phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng để tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hành nghề, tập trung giải quyết nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả các yêu cầu bảo vệ quyền lợi của luật sư.
Quan trọng nhất là nâng cao tố chất nội lực, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp luật sư, từ đó đặt nặng cơ chế tự phòng ngừa rủi ro trong hành nghề và trong đời sống.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.