Thay đổi nhận thức từ quan chức

07/03/2015 05:25 GMT+7

Năm nay chỉ nối tiếp năm trước, lại tiếp tục cảnh nhộn nhạo tại lễ hội. Chen lấn, tranh cướp, đánh nhau. Nhưng vẫn phải giữ thái độ nhận thức rằng lễ hội là một nhu cầu của người Việt. Mà nhu cầu này phản ánh nguyện vọng khởi đầu một năm tốt đẹp. Không phải bây giờ mới có mà đã diễn ra từ lâu trong lịch sử dân tộc rồi.

Năm nay chỉ nối tiếp năm trước, lại tiếp tục cảnh nhộn nhạo tại lễ hội. Chen lấn, tranh cướp, đánh nhau. Nhưng vẫn phải giữ thái độ nhận thức rằng lễ hội là một nhu cầu của người Việt. Mà nhu cầu này phản ánh nguyện vọng khởi đầu một năm tốt đẹp. Không phải bây giờ mới có mà đã diễn ra từ lâu trong lịch sử dân tộc rồi.
Trải qua nhiều thời gian lịch sử thì lễ hội cũng biến đổi, có thích ứng với thời đại. Trong một lễ hội kết tinh những giá trị về văn hóa, đạo lý, tâm linh tiêu biểu, trải qua nhiều thời đại. Lễ hội ngày một nhiều thêm, ngày càng có quy mô lớn hơn cũng phản ánh được đời sống tâm linh của con người bây giờ. Bùng nổ số lượng, quy mô không giấu nổi chuyện xuất hiện ngày càng nhiều sự việc không có bản chất tốt đẹp.
Nguyên nhân của nó là phải thấy lễ hội vốn do các cộng đồng khác nhau làm chủ thể. Tuy nhiên quản lý ngành mới chỉ tập hợp được trên khía cạnh bề mặt thôi. Nhà quản lý không đi sâu vào bản chất lễ hội, cũng không có biện pháp phân loại cho đúng để ứng xử. Nên về phía quản lý, lễ hội nào cũng quản lý giống nhau.
Về cộng đồng thì nó chỉ nói sau nhiều năm do những lý do khách quan khác nhau, lịch sử cũng như nhận thức sai lệch trước đây đã khiến nhiều lễ hội mất tính liên tục. Việc phục dựng dù có tinh thần nhưng hiểu biết, giáo dục, tiếp nhận không có hệ thống, không có bài bản. Nên hành vi đi hội đã sai lạc đi rất nhiều.
Mặt khác, yếu tố thu lợi kinh doanh đã chen vào hoạt động hội. Chỉ khi nào cộng đồng bộc lộ khao khát đi hội với một ứng xử văn minh thì lúc đó mới có hy vọng có thể làm tình hình lễ hội tốt đẹp hơn. Còn trước mắt, nhà quản lý trong nỗ lực cao nhất phải phân loại được lễ hội, theo từng loại nó như thế nào. Chứ không thể đưa ra một chính sách chung cho mọi loại lễ hội.
Muốn như thế thì phải có những lãnh đạo, quản lý văn hóa chịu nghe tiếng nói của nhà nghiên cứu. Nhưng bao năm nay, liên kết đó lỏng lẻo. Chuyện bịa tạc về ấn đền Trần, về phát lương... Bao năm rồi các nhà nghiên cứu lên tiếng, cũng không chỉ một người lên tiếng về sự xuyên tạc truyền thống đó. Nhưng một số quan chức vẫn xuất hiện tại các điểm nóng đó. Vì thế, không thể “giải thiêng” cho những cái thiêng còn bàn cãi đó được.
Các khuyến cáo khoa học có vẻ đã không được tiếp nhận một cách nghiêm túc. Trong khi, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về chấn chỉnh lễ hội, chính các quan chức cần cân nhắc, trong việc tham gia các sự kiện tâm linh tập trung đông người. Đặc biệt là việc hạn chế xuất hiện trong những lễ hội đang có tính nhạy cảm cao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.