Với một giọt máu, xét nghiệm có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của đột quỵ bằng cách đo mức độ của một hợp chất chỉ báo trong máu gọi là purin. Hợp chất này được tạo ra trong vòng vài phút khi các tế bào bị thiếu ô xy và đường glucose trong cơn đột quỵ.
tin liên quan
Hãy dành vài phút để biết cách cứu người bị đột quỵTừ việc xác định bệnh, việc xử lý kịp thời để khôi phục lưu lượng máu là điều cần thiết để cấp cứu khi bị đột quỵ. Việc cấp cứu được tiến hành bằng thuốc chống đông máu. Nhưng cần lưu ý, để có hiệu quả, phải nhanh chóng xử lý trong vòng 4-5 giờ sau khi đột quỵ bắt đầu, theo Daily Mail.
Máy dò, được triển khai tại Đại học Warwick và Đại học Bệnh viện Coventry & Warwickshire NHS Trust của Anh, có thể phát hiện mức độ chất chỉ báo trong máu bằng cách phân tích một vài giọt máu.
Các bác sĩ hy vọng với máy dò này, có thể cứu sống nhiều người với chẩn đoán nhanh hơn nhiều. Và trong tương lai, nó cũng có thể được sử dụng để xác định những người có nguy cơ đột quỵ cao và giúp ngăn ngừa.
Hiện tại, không có cách nào nhanh để xác định đột quỵ. Khi bệnh nhân đến bệnh viện, việc chụp CT để kiểm tra các dấu hiệu chảy máu trên não, cùng với một loạt các xét nghiệm khác, làm mất rất nhiều thời gian.
Ngoài ra có khoảng 1/3 số bệnh nhân sẽ gặp trường hợp đột quỵ 'giả', với các triệu chứng tương tự, bao gồm đau nửa đầu, co giật và các rối loạn nhiễm trùng như viêm màng não.
Có tới 1/3 số bệnh nhân đột quỵ không được chẩn đoán khi cấp cứu, trong khi một nửa số bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ lại là đột quỵ “giả” và 17% bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, không bị đột quỵ .
Các bác sĩ muốn tiến thêm một bước là tìm kiếm mức độ chất chỉ báo trong máu sau cơn đột quỵ, bằng một thử nghiệm mới đang trong giai đoạn tiến hành và chưa có kết quả cuối cùng.
Thử nghiệm được tiến hành trên gần 400 bệnh nhân đã trải qua cơn đột quỵ, mẫu máu sẽ được lấy tại thời điểm nhập viện để kiểm tra hàm lượng hợp chất chỉ báo trong máu và các bác sĩ sẽ xem xét kết quả có tương ứng với mức độ thiệt hại do đột quỵ gây ra hay không.
Nhóm nghiên cứu tiến hành chụp CT cho người tham gia sau khi nhập viện để đánh giá mức độ thiệt hại.
Nhận xét về nghiên cứu này, bác sĩ Yaqoob Bhat, Đại học Aneurin Bevan (Anh) cho biết: Nghiên cứu này đang tìm kiếm mức độ chất chỉ báo trong máu sau cơn đột quỵ và kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp nhiều thông tin có giá trị.
Nếu được chứng minh có ý nghĩa lâm sàng, nồng độ của chất chỉ báo trong máu có thể giúp chẩn đoán và kiểm soát đột quỵ cấp tính và nhận biết những trường hợp đột quỵ “giả”.
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bại liệt ở Anh, với hơn 100.000 trường hợp mỗi năm, cứ 5 phút là có 1 người bị đột quỵ.
85% trường hợp là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong đó một cục máu đông ngăn chặn việc cung cấp máu lên não, theo Daily Mail.
Bình luận (0)