Chia bớt quyền để giữ quyền

10/12/2015 11:08 GMT+7

Chiến thắng quá áp đảo của đảng Liên minh Dân tộc vì dân chủ do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu hóa ra lại đặt đảng này vào thế khó xử.

Chiến thắng quá áp đảo của đảng Liên minh Dân tộc vì dân chủ do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu hóa ra lại đặt đảng này vào thế khó xử.

Bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing hôm 2.12 - Ảnh: ReutersBà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp với Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing hôm 2.12 - Ảnh: Reuters
Trong cuộc bầu cử vừa rồi ở Myanmar, đảng Liên minh Dân tộc vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã thắng lớn đến mức không chỉ trở thành đảng cầm quyền mới mà còn quyết định được cả việc ai sẽ trở thành tổng thống mới. Tuy nhiên, ở nơi khác thì không nói chứ tại nước này, thắng lớn quá lại hóa khó xử.
Những đảng nhỏ không đe dọa vai trò cầm quyền và vị thế của NLD lẫn bà Suu Kyi nhưng giới quân sự vẫn là nhân tố với tác động rất quyết định tới vấn đề quyền lực nhà nước. Quân đội vẫn giữ 25% số ghế dân biểu trong quốc hội, kiểm soát Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Phụ trách biên giới lãnh thổ. Hơn nữa là khả năng giới quân sự bất cứ khi nào cũng có thể rời doanh trại vào chính trường.
Vì thế, ưu tiên hàng đầu của NLD và bà Suu Kyi là được để cho cầm quyền, tức giới quân sự công nhận kết quả bầu cử, và có sự chuyển giao hòa bình, suôn sẻ.
Ưu tiên tiếp theo là giữ quyền. Bà Suu Kyi đang dùng phương cách chia bớt quyền để đạt các mục tiêu ấy và đó là cách tiếp cận rất thực tế. Cùng nhau cầm quyền thì mới cùng nhau giữ quyền. Tập hợp nhau càng đông đảo thì càng tăng được vị thế của chính mình, hạn chế mọi rủi ro.
Có tranh thủ các đảng nhỏ và đại diện cho những cộng đồng thiểu số, sắc tộc và tôn giáo khác nhau thì mới ngăn ngừa được khả năng họ vì bất bình mà đứng về phe đảng phái chính trị của giới quân sự hay để cho đảng ấy tranh thủ và tập hợp lại. Có bớt quyền như thế thì mới còn quyền để mà giữ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.