Với nghề giáo, để có được thời gian 45 phút cho một tiết dạy học trên lớp là thời gian tính bằng năm tích lũy kinh nghiệm từ giảng đường đại học, từ các đồng nghiệp đi trước. Là nhiều đêm liền không ngủ soạn giáo án, làm sao bài giảng thêm hấp dẫn. Là những trăn trở khi chấm bài. Là không sao đếm hết được những lần suy tư trước sự bướng bỉnh của học trò. Nếu không có một trái tim yêu nghề cháy bỏng thật khó để gắn bó.
Nơi vùng sâu vùng xa hiểm trở trập trùng, nơi vùng biên giới mà cái nghèo còn bủa vây, nơi ngoài đảo xa sóng truyền còn yếu, có rất nhiều người thầy, người cô vẫn ngày đêm bám trụ ở lại, quyết tâm mang con chữ đến các em học sinh. Họ cất đi nỗi nhớ gia đình, tạm quên đi nỗi niềm riêng để tiếp tục hành trình “gieo chữ trồng người” trên nẻo đường đặc sương mù và mưa dông, trên những con dốc khúc khuỷu cùng đoạn đèo quanh co đầy nguy hiểm.
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy (35 tuổi, giáo viên Trường PTDTBT THCS Pa Cheo, huyện Bát Xát, Lào Cai) đã có 14 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây chủ yếu là địa bàn sinh sống của người Mông, đa phần là hộ nghèo và vẫn còn tồn nhiều hủ tục và định kiến. Cơ sở vật chất thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt cũng không ngăn cản bước chân cô. Không chỉ dạy học, cô Thủy còn đề xuất nhà trường thành lập câu lạc bộ dạy kỹ năng sống, để mỗi ngày đến trường các em không chỉ biết chữ mà còn được vui chơi, khám phá xung quanh.
Cô chia sẻ, khó khăn nhất là học sinh nói tiếng Kinh chưa sõi, viết chữ còn sai lỗi chính tả. Thay vì từ bỏ, cô xin ban giám hiệu đi học hỏi kinh nghiệm ở các trường có học sinh giỏi, đưa học sinh xuống trường thị trấn và trường nội trú để ôn trực tiếp. Sự cầu tiến, tận tâm với nghề cùng niềm tin dành cho học sinh được đền đáp xứng đáng khi cô đã có được học sinh giỏi văn cấp huyện cho trường.
Có những thầy cô được sinh ra và lớn lên ngay tại bản làng. Không chỉ truyền đạt kiến thức, những người giáo viên ấy còn mong muốn gìn giữ tiếng nói, văn hóa của dân tộc mình để học sinh có tri thức thời đại nhưng vẫn không quên bản sắc. Đặc biệt, họ chính là tấm gương sáng, giúp các em không nản lòng khi theo đuổi con đường tri thức, truyền cho các em động lực “thoát nghèo” và tin tưởng vào bản thân.
Cứ vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, chuyến xe “Chia sẻ cùng thầy cô” lại lăn bánh dọc mảnh đất hình chữ S, chương trình do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phát động.
Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015, trong suốt 8 năm liên tiếp, Thiên Long vẫn luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy. Doanh nghiệp không chỉ hướng tới chất lượng sản phẩm văn phòng phẩm chuẩn quốc tế mà “Tri thức” đã, đang và sẽ luôn là giá trị mà Thiên Long đề cao và theo đuổi.
Với sự đồng hành của Thiên Long, 24 chuyến hành trình đã được thực hiện, 458 giáo viên tiêu biểu được tuyên dương. Nhiều câu chuyện “thầm lặng” của các nhà giáo được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng, trở thành nguồn cảm hứng và truyền đi ngọn lửa nhiệt huyết đến lớp thế hệ giáo viên trẻ đang tích lũy kinh nghiệm trên giảng đường đại học.
Giáo dục là cốt lõi, là nền tảng của xã hội. Bên cạnh là một doanh nghiệp, Thiên Long luôn song hành với sứ mệnh giáo dục của nước nhà qua các hoạt động tri ân, tuyên dương khen thưởng các cá nhân, tổ chức.
Để có thể lan tỏa đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn genZ cá tính đậm chất riêng, Thiên Long đã nhanh chóng đón đầu xu hướng, chuyển mình để thay đổi và trở thành người đồng hành cùng người trẻ trên hành trình chinh phục tri thức thời đại. “Chia sẻ cùng thầy cô” năm nay bên cạnh các hoạt động truyền thống cũng có sự đồng hành cùng TikTok để tổ chức sân chơi dành cho mọi người cùng thể hiện tình cảm với các thầy cô và cơ hội nhận được nhiều phần thưởng giá trị.
Không chỉ bằng lời nói, Thiên Long đã đang và sẽ luôn thực hiện đúng với những cam kết giáo dục mà mình đã đề ra. Chưa bao giờ dừng lại, chưa bao giờ chọn từ bỏ, không chỉ “Chia sẻ cùng thầy cô” mà nhiều chương trình tri ân khác vẫn luôn được doanh nghiệp thực hiện và không ngừng đổi mới để tiếp cận gần hơn giới trẻ nhưng vẫn giữ được ý nghĩa và tinh thần của nó.
Nguồn: Thiên Long