Hiện giờ tôi rất khỏe mạnh, chỉ hay đổ mồ hôi (không nhiều) và nước tiểu hơi vàng khi ngủ dậy (tôi nghĩ là do tôi uống nước ít). Xin hỏi: Liệu tôi có bị viêm gan siêu vi B không? Có trường hợp nào đã chích ngừa nhưng vẫn có virus trong máu không? (Lê Tùng Lâm - Thủ Đức, TP.HCM)
Đáp: Chủng ngừa là phương pháp tạo ra một điều kiện (giống như bệnh) nhằm kích thích cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Thuốc chủng ngừa siêu vi B thường được áp dụng theo phương pháp nhắc lại nhiều lần. Hơn 95% bệnh nhân sẽ được miễn nhiễm sau khi đã được tiêm mũi thứ 3. Nếu bệnh nhân vẫn chưa có kháng thể chống siêu vi B sau mũi thứ 3, họ có thể phải chích thêm mũi thứ 4 hoặc thứ 5. Một khi thuốc chủng ngừa có tác dụng và cơ thể đã tạo ra kháng thể, khả năng miễn nhiễm sẽ được kéo dài và không phải lo lắng gì nữa. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể cần đến xét nghiệm để xác định nồng độ chất kháng thể HbsAb. Nếu không có (trường hợp này rất hiếm) hoặc có kháng thể với nồng độ thấp hơn yêu cầu thì sẽ cần phải tiếp tục tiêm thêm một số mũi nữa.
Đứng về mặt lý thuyết, sau khi chủng ngừa đạt hiệu quả, cơ thể có khả năng chống lại siêu vi B. Tuy nhiên, thực tế có thể xảy ra theo chiều hướng không mong muốn do siêu vi B có nhiều kiểu genotype khác nhau, vì vậy để có khả năng miễn nhiễm với tất cả các loại siêu vi B, cơ thể cần có những kháng thể thích hợp khác nhau. Điều may mắn là khoảng 75% bệnh nhân sau khi đã chích ngừa thì cơ thể xuất hiên kháng thể có khả năng tiêu diệt được tất cả các loại siêu vi B. Số người còn lại có kháng thể chỉ giúp miễn nhiễm với một vài chủng loại viêm gan B, do đó khi gặp những loại siêu vi khác, họ vẫn có thể bị tấn công và mắc bệnh. Biểu hiện đặc biệt của trường hợp này là cơ thể bệnh nhân sẽ có đồng thời một lúc cả kháng thể viêm gan B (HbsAb) và kháng nguyên bề mặt của siêu vi B (HbsAg). Vì thế, tuy có kháng thể chống siêu vi B trong cơ thể nhưng những người này vẫn được xem là đang bị nhiễm siêu vi B. Hơn nữa, trong trường hợp của bạn là người hiến máu thì ngân hàng máu (và những người cho một phần gan để ghép) có những qui định nghiêm ngặt hơn do vây họ làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn tìm kháng thể chống lại kháng nguyên của siêu vi B. Trong một số trường hợp khi viêm gan B đột nhiên tái phát, nồng độ kháng thể HbcAb IgM cũng tăng cao trở lại trong máu người bệnh, do đó sự thay đổi của kháng thể này được xem như một yếu tố để theo dõi tiến triển của bệnh trong thời gian điều trị.
Tóm lại, nếu xét nghiệm máu có HbcAb dương tính cho thấy cơ thể đã từng bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Nếu nồng độ kháng thể này cao chứng tỏ bệnh đang tiến triển, nếu nồng độ thấp tức là bệnh đã bị đẩy lùi vào một lúc nào đó trước đây, HbcAb sẽ dương tính. Vì thế cơ quan tiếp nhận máu và nhận gan để ghép sẽ coi đây là một trong những yếu tố để chọn lọc, qua xét nghiệm những người có hiện diện của HBcAb sẽ bị loại trừ, không tiếp nhận cho máu. Truờng hợp của bạn có thể rơi vào nhóm này. Tuy nhiên, với các xét nghiệm bạn đã nêu, chỉ có AST và ALT thì chưa nói lên điều gì, mà cần phải làm các xét nghiệm chuyên khoa sâu hơn như: HbsAg, HbeAg, HbeAb, HbcAb hay HBV AND… mới có kết luận chính xác được bạn có bị viêm gan B và tình trạng đó hiện nay ra sao…
BS Bạch Long
Bình luận (0)