>> Phát hiện nhóm cổ vật gốm sứ thời Lý - Trần
>> Tinh xảo cổ vật Hoàng Thành Thăng Long
>> Trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm tại Ninh Bình
>> Triển lãm Cổ vật hiến tặng, tiếp nhận mới
>> Giới thiệu cổ vật Việt Nam tại Mỹ
Theo tài liệu lịch sử, vùng đất Nam Định trước đây vốn là vùng đồng bằng trù phú nên đã là nơi cư ngụ của người Việt Cổ. Cách đây 750 năm, năm 1262, vua Trần đã phong “đặc cách” hương Tức Mặc, vốn là nơi phát tích nhà Trần, thành phủ Thiên Trường (vùng đất nay là TP.Nam Định và khu vực lân cận).
Từ năm 1262 đến hết vương triều Trần, hành cung Thiên Trường đã trở thành kinh đô thứ 2, là nơi thượng hoàng sau khi nhường ngôi cho con, về ngự nhưng vẫn lo việc triều chính. Vua và các quan đại thần hằng năm đều phải về chầu để báo cáo công việc, xin ý kiến thượng hoàng về những quyết sách lớn của đất nước.
Chính vì Thiên Trường từng là một hành cung nguy nga nên các nhà khảo cổ đã tìm được rất nhiều cổ vật quý mang dấu ấn triều đại nhà Trần thế kỷ 13,14.
![]() |
![]() Thạp đất nung thời Trần ![]() Ngói hình lá đề là dấu tích của vật trang trí kiến trúc kinh thành Thiên Trường xưa ![]() Bộ cửa ở chùa Phổ Minh, TP.Nam Định, được đóng bằng gỗ lim từ thời Trần với hoa văn hình con rồng uốn lượn trong lá đề. Bộ cửa đã hơn 700 năm tuổi vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, đang được trưng bày tại bảo tàng Nam Định |
Hoàng Long (thực hiện)