Rác thải nhựa không phải là vấn đề môi trường duy nhất cần quan tâm
Theo báo cáo được công bố vào năm 2017 trên tạp chí ScienceAdvances, 2 phần 3 trong khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa thế giới đã sản xuất là rác thải ngoài môi trường tự nhiên kéo theo mức độ gia tăng ô nhiễm.
|
|
|
|
Tại Việt Nam, số liệu thu thập từ 2016 cho thấy có hơn 60.000 người tử vong do liên quan đến các bệnh về ô nhiễm không khí. Hàng loạt địa phương từ đô thị tới nông thôn lâm vào tình trạng ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng do mật độ bụi mịn tăng cao.
Bụi mịn PM2.5 và chuyện chưa kể
Dữ liệu của WHO cho thấy cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao. Đặc biệt, có đến khoảng 10% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân chính là do bụi PM2.5.
Kích thước của bụi mịn chỉ bằng 1/30 sợi tóc người nên có thể xuyên qua các lớp vải và khẩu trang, lại chứa nhiều chì và kim loại nặng, khi đi thẳng vào hệ tuần hoàn, dẫn đến suy giảm chức năng phổi, khiến bệnh tim và hen suyễn trở nên nặng hơn, thậm chí gieo mầm bệnh ung thư.
Nhìn lại thực trạng ở Việt Nam, báo cáo chỉ số chất lượng môi trường (EPI) do các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, đã nhấn mạnh Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước ô nhiễm nhất thế giới.
|
Tại Hà Nội, nồng độ bụi mịn vào tháng 1.2019 có thời điểm vượt mức 100, trên 4 lần so với quy chuẩn của WHO. Theo các chuyên gia, chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở nhóm kém trong QI/2019. Điều này có nghĩa là gần như mỗi ngày người dân đều sống trong một bầu không khí khói bụi và ô nhiễm vượt mức cho phép.
|
Không chỉ dừng ở đó, bụi PM2.5 cũng có thể đi vào trong mạch máu và di chuyển khắp cơ thể phá hoại những cơ quan khác. Chẳng hạn, bụi PM2.5 thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chức năng gan, gây kháng insulin, góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường. Đột quỵ cũng là điều không thể tránh khỏi khi bụi PM2.5 làm vỡ các mảng chất béo ở thành mạch máu, tạo các cục máu đông ngăn máu chảy đến tim và não.
Ngoài ra, bụi mịn PM2.5 còn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến da nhạy cảm hơn, tăng sắc tố da, dẫn đến nhiều dấu hiệu lão hóa sớm.
Do đó, các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai những người làm việc ngoài trời, thường xuyên hoạt động trong môi trường độc hại, ô nhiễm, sống gần khu công nghiệp..., cẩn thận đề phòng biến chứng từ bụi mịn.
Chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người đang ngày càng giảm đi trước sự ô nhiễm của môi trường. Chính vì chúng ta đều không muốn bản thân và thế hệ con cháu không đủ tự tin hít thở khi bước ra đường nên bên cạnh vấn đề rác thải nhựa, việc chủ động tìm cho mình một phương án bảo vệ trước tình trạng phơi nhiễm bụi mịn một cách bị động cũng nên được xếp vào mối quan tâm tối ưu. Ngoài việc cần che chắn hiệu quả cho hệ hô hấp, người dân cũng cần tắm sạch, gột rửa thường xuyên để loại bỏ bụi mịn PM2.5 ra khỏi lỗ chân lông và toàn bộ bề mặt da. Đồng thời, hạn chế các thói quen sinh hoạt sản sinh bụi và trồng thêm nhiều cây xanh.
Bình luận (0)