* Vì sao lại có chính sách khen thưởng này, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế Hậu Giang: Hiện nay, mức sinh của Hậu Giang cũng khá thấp, chỉ 1,59 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đặc biệt là tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng rõ ràng. Cụ thể là tỉ lệ 111,4 bé trai/100 bé gái. Con số này vượt xa quy định của Tổng cục Dân số là 103-107 bé trai/100 bé gái. Nếu không có những chính sách tuyên truyền thì những chênh lệch về giới tính sẽ càng tăng.
tin liên quan
Nhà sinh đủ 2 con gái được khen thưởng* Nhiều người đặt vấn đề khi nhận thưởng xong, người dân tiếp tục sinh con thứ ba thì xử lý thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Tùng: Trước hết, chính sách này là khen thưởng, động viên, khuyến khích là chính chứ mức thưởng theo quy định của nhà nước là không nhiều. Chính sách nhắm vào những gia đình sinh đủ 2 con và không vi phạm chính sách dân số.
Hiện tại ở địa phương, hằng năm kế hoạch tuyên truyền vận động sinh đẻ có kế hoạch vẫn tiến hành. Theo đó với những hộ nghèo, cận nghèo, cán bộ sẽ vận động người dân nên thực hiện một số biện pháp ngừa thai trong giai đoạn nghèo, cận nghèo để làm sao đảm bảo được điều kiện kinh tế cho gia đình phát triển.
Còn đối với những hộ nào có khả năng nuôi con thì mới vận động người ta sinh đủ 2 con. Còn những hộ khó khăn thì tối ngày lo đầu tắt mặt tối kiếm sống làm sao nuôi con tốt được.
* Vậy khi xét khen thưởng, có gì đảm bảo là người dân sau đó sẽ không sinh tiếp?
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế Hậu Giang (Ảnh: Sở Y tế Hậu Giang) |
Ông Nguyễn Thanh Tùng: Trong chính sách đã nêu rõ rồi, đó là không vi phạm chính sách dân số. Phải có cam kết đàng hoàng chứ đâu phải xét cho lãnh thưởng rồi sau đó lại sinh tiếp. Ví dụ tiêu chí xét ra, cán bộ cần trao đổi với gia đình xem có muốn sinh con nữa không? Nếu họ muốn thì những đối tượng đó coi như mình loại luôn. Xét cũng phải công bằng không phải vơ cả nắm xét được.
Một điều ý nghĩa hơn là chính sách này hướng đến việc nâng cao chất lượng dân số tỉnh, những hộ nghèo, cận nghèo không có điều kiện tầm soát khi mang thai sẽ được hỗ trợ chi phí.
* Nhiều ý kiến cho rằng, các tiêu chí để lãnh thưởng cho ấp, xã có vẻ khó khăn, không thực tiễn?
Ông Nguyễn Thanh Tùng: Bây giờ, chính sách cứ ban hành rồi sau một vài năm thực hiện nếu thấy quá khó khăn thì tính tiếp. Nếu trường hợp thực hiện khó quá thì mình giảm chỉ tiêu xuống, ví dụ 3 năm có thể giảm xuống 2 năm chẳng hạn.
Nghị quyết số 21/2018/NQ-HĐND về quy định một số mức hỗ trợ thực hiện chính sách dân số trên địa bàn, giai đoạn năm 2019-2025 của tỉnh Hậu Giang nêu rõ: khuyến khích khen thưởng, biểu dương cặp vợ chồng sinh đủ 2 con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; cho cha mẹ sinh con một bề là gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.
Cụ thể, sẽ tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho gia đình sinh đủ 2 con một bề là gái, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, mẹ còn trong độ tuổi sinh đẻ nhưng không vi phạm chính sách dân số kể từ khi sinh con gái thứ 2. Việc xét khen thưởng diễn ra hằng năm do cấp tỉnh tổ chức.
Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố cho gia đình sinh đủ 2 con một bề là gái. Xét khen thưởng hằng năm do cấp huyện tổ chức. Kinh phí thực hiện theo Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản hiện hành.
Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, thưởng kèm 3.000.000 đồng/ấp duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 3 năm liên tục. Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, thưởng kèm 5.000.000 đồng/ấp duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 5 năm liên tục.
Tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, thưởng kèm 15.000.000 đồng/xã duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 3 năm liên tục. Tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, thưởng kèm 25.000.000 đồng/xã duy trì mô hình gia đình sinh đủ 2 con trong 5 năm liên tục.
Tổng dự toán kinh phí hỗ trợ thực hiện một số chính sách dân số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019 – 2025 là hơn 17,7 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.
|
Bình luận (0)