|
Một số chuyên gia cho rằng chính sách visa làm hạn chế du khách quốc tế đến Việt Nam. Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Việt Hùng: Riêng tôi, chính sách visa của Nhà nước hiện nay tương đối ổn. Du khách đến Việt Nam không quan tâm nhiều đến visa. Tất nhiên, thuận tiện, chi phí thấp thì càng tốt.
Vấn đề hiện nay là Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào nâng cấp cơ sở hạ tầng, vệ sinh, môi trường, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm…
Các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm thị trường mới bù đắp cho sự bão hòa của thị trường cũ, cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, khảo sát, nghiên cứu tạo ra tour tuyến điểm mới, nâng cao chất lượng phục vụ… để thu hút khách hàng hơn là trông chờ vào yếu tố khách quan.
Chính sách visa các nước dành cho Việt Nam hiện đã “mở” rất nhiều, ông có thể chia sẻ cụ thể không?
Chính sách visa của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã “thoáng” hơn rất nhiều so với trước đây, đặc biệt, dành cho thị trường khách du lịch ghép đoàn, đi tour trọn gói qua các công ty lữ hành tổ chức.
Cụ thể, họ giản lược một số quy định về thủ tục, miễn giảm các yêu cầu chứng minh tài chính cho du khách Việt, thời gian xử lý hồ sơ nhanh hơn. Thị trường Hàn Quốc mở hơn với hình thức visa multi (5, 10 năm), đồng thời, cơ quan ngoại giao của Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đã ký kết với 35 công ty du lịch tại Hà Nội và TP.HCM nhằm hợp tác đơn giản hóa thủ tục visa cho khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc.
Với thị trường Nhật Bản, những khách du lịch trọn gói qua công ty lữ hành không phải tự lo các thủ tục giấy mời/giấy bảo lãnh từ Nhật gửi về, các công ty lữ hành sẽ thực hiện dịch vụ chu toàn cho khách.
Đài Loan mở lại chính sách visa Quan Hồng từ ngày 20.3.2019 nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khách Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu du khách đã từng du lịch qua các nước phát triển thì thủ tục cực kỳ đơn giản.
Lữ hành Fiditour đang ở đâu trên “bản đồ” du lịch lữ hành Việt Nam?
Theo Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Lữ hành Fiditour thường xuyên nằm trong top 10 (TOPTEN) các hãng lữ hành lớn, mạnh nhất. Còn theo đánh giá hàng năm của Công ty VN Report, chúng tôi đứng thứ 3.
Có thông tin: tỷ lệ khách quay lại với Lữ hành Fiditour đến 50% - một con số lý tưởng trong ngành du lịch. Ông có thể cho biết sự thật?
|
Làm thế nào để Lữ hành Fiditour có được kết quả lý tưởng đó?
Yếu tố cốt lõi làm nên sự hài lòng của du khách chính là: Chất lượng.
Lữ hành Fiditour đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ từ khâu nhân viên bán, khâu điều hành đến khâu hướng dẫn viên.
Những qui trình, tiêu chí phục vụ du khách được đề ra và quán triệt, huấn luyện đến từng nhân viên. Chính sách thưởng phạt nghiêm minh được áp dụng thường xuyên nhằm động viên nhân viên hướng mọi nỗ lực của mình vào việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Lữ hành Fiditour đang tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường nào? Ông có thể cho biết doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2019?
Lữ hành Fiditour đã và đang phát triển vững chắc trên 3 chân: thị trường khách quốc tế, thị trường khách du lịch trong nước và thị trường khách du lịch nước ngoài.
Ở thị trường khách du lịch nước ngoài, chúng tôi đẩy mạnh khai thác các tour xa như châu Âu, Mỹ, Úc, Newzealand, Nhật, Hàn… Đối với thị trường khách du lịch trong nước, chúng tôi tập trung vào tổ chức các tour đoàn cho các doanh nghiệp, cơ quan, ban ngành…
Trong 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu đạt hơn 300 tỉ đồng với gần 100.000 du khách, là triển vọng lớn để Lữ hành Fiditour đạt kế hoạch tăng trưởng năm từ 15 - 20%.
Theo ông, đâu là điểm nghẽn khiến du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng?
Chúng ta nên gia tăng ngân sách nghiên cứu phát triển để tạo ra những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng, miền, từng tỉnh thành, từng doanh nghiệp. Có như vậy, du lịch Việt Nam mới phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của mình cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhất là khách quốc tế.
Vừa rồi Công ty CP Lữ hành Fiditour có sự thay đổi ban lãnh đạo cấp cao. Vậy người đại diện pháp luật của công ty là ai, thưa ông?
Hiện nay, ông Trần Thế Dũng, trước đây là Giám đốc phòng Thị trường quốc tế, đảm nhận vị trí Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Ông Nguyễn Ngọc An, trước đây là Giám đốc phòng Du lịch trong nước, đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh. Bà Lê Thị Hoàng Hà, trước đây là Giám đốc phòng Kế toán tài chính, đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách Tài chính, Chăm sóc khách hàng và Quản lý chất lượng.
Tiền thân là Công ty du lịch quận 1 (First District tourist company - Fiditourist ) thuộc UBND quận 1 ra đời vào năm 1989, rồi cổ phần hóa năm 2005 (với tên gọi là Công ty CP Fiditour), nay, mảng lữ hành tách ra thành Công ty CP Lữ hành Fiditour với gần 400 CBNV dạn dày kinh nghiệm, 20 năm liền đạt giải TOPTEN, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 2 cũng như thường xuyên nhận được rất nhiều thư khen ngợi của khách hàng…
|
Bình luận (0)